Vậy loại tĩnh lặng này có được từ đâu? Nếu xét lại từ đầu quá trình tu tập,
thì loại tĩnh lặng thứ hai là có được từ lịa tĩnh lặng thứ nhất: Loại định thứ hai (có
được nhờ thiền quán trí tuệ) có được từ loại định thứ nhất (có được nhờ tu tập
thiền-định (samatha) lúc đầu). Loại định thứ nhất của thiền-định lánh trần là một
nhân giúp khởi sinh ra loại định thứ hai có mặt trong thiền-tuệ. Phật giáo dạy
rằng trí tuệ là khởi sinh từ định. Tâm tĩnh lặng làm khởi sinh trí tuệ. Sự hiểu-biết
xuất phát từ sự không-hiểu-biết. Tâm đi đến hiểu biết từ trạng thái không hiểu
biết, từ việc học cách điều tra quán xét như vậy. Đến lúc nào đó định và tuệ sẽ
cùng có mặt. Lúc đó dù chúng ta đang ở đâu hay làm gì, chúng ta vẫn luôn nhìn
thấy sự thật của mọi thứ. Chúng ta biết được rằng sự khởi-sinh và biến-diệt diễn
ra trong tâm chỉ đơn giản là vậy, như chúng là. Khi đã hiểu biết rằng mọi sự đến
rồi đi, mọi sự sinh rồi diệt chỉ là như vậy, thì đâu còn gì phải làm nữa, đâu còn gì
phải tu nữa, đâu còn gì phải giải quyết nữa. Đâu còn phỏng đoán hay nghi ngờ
nào nữa. Đâu còn đến đâu, đâu còn trốn chạy nữa. Chúng ta chỉ có thể trốn thoát
bằng trí tuệ, bằng sự hiểu biết về mọi thứ đúng như chúng thực là, và vượt lên
khỏi chúng.
Ngày trước lúc tôi mới lập Chùa Wat Pah Pong này, nhiều người bắt đầu đến
viếng thăm tôi, một số đệ tử trong chùa đã nói: ''Sư ông cứ luôn giao tiếp giao
duyên với mọi người như vậy. Nơi đây không còn là chỗ thích hợp để ở tu nữa''.
À, các đệ tử của tôi cũng biết được vậy, vậy là cũng tốt. Nhưng, điều đó chỉ đúng
một nửa; mà tôi đâu có tự đi tìm gặp mọi người đâu. Chúng ta mở chùa và họ đến
thăm để tỏ lòng kính trọng đời sống tu hành của các thầy trong chùa. Không lẽ
đuổi hết họ về. Tôi cũng không nói các thầy ấy nói vậy là sai hoàn toàn—đúng là
người tu thiền không nên giao tiếp giao duyên với nhiều người bên ngoài. Nhưng
còn tùy nơi cách nhìn của người tu—thực ra là tôi đã có được rất nhiều trí tuệ và
đi đến hiểu biết rất nhiều sự thật nhờ chịu giao tiếp và chịu nhìn thẳng vào những
tiếp xúc đó. Chỉ là do các thầy ấy chưa biết tới đó thôi nên mới nói vậy thôi. Họ
không lo tu, không lo nhìn chính mình mà chỉ lo nhìn vào tôi; và họ nghĩ rằng tôi
đang thoái hóa, bởi họ thấy có quá nhiều người đến chùa, quá nhiều thứ quấy
động xung quanh tôi. Tôi cũng biết cách nào để thuyết phục các thầy ấy; nhưng
thực lòng thì qua nhiều thời gian, tôi đã hiểu biết và vượt qua rất nhiều chướng
ngại, và cuối cùng tôi có thể nói rằng sự tĩnh lặng (định) đích thực được sinh ra
từ cách nhìn đúng đắn (chánh kiến). Nếu chúng ta không có cách nhìn đúng đắn