LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 90

Quý vị có bao giờ thấy ai lo sợ về sự “trống không” hay chưa? Những người

sống tại gia cố gắng tích lũy mọi thứ của cải và canh chừng chúng. Liệu họ có
bảo vệ những thứ đó khỏi bản tính trống không của mọi sự hiện hữu hay không?
(Liệu họ có bảo vệ được những thứ của cải đó muôn đời hay không?). Cuối cùng
họ cũng chết, thành mớ tro tàn, và mọi thứ của cải đều mất hết. Nhưng khi còn
sống, họ khư khư ôm giữ mọi thứ, mỗi ngày đều lo giữ, sợ nó mất đi, cố tránh sự
trống không. Vậy có khổ không? Dĩ nhiên, họ thực sự khổ. Đó là do họ không
hiểu được bản tính "không chắc chắn" và "trống không" của mọi sự vật. Vì không
hiểu được lẽ thật đó, họ không được hạnh phúc.

Bởi vì người đời thường chẳng bao giờ nhìn xem chính mình. Họ chẳng bao

giờ biết chuyện gì đang xảy ra với sự sống của họ. Làm sao để hết sự ngu mờ
này? Người đời tin rằng “Đây là ta. Đây là của ta”. Nếu ta nói họ rằng thực sự
không có gì là “ta” hay “của ta”, họ lập tức cãi lại ngay.

Ngay cả Đức Phật sau khi giác ngộ cũng đã thấy ngán ngẫm khi nghĩ về

điều này. Phật đã từng nghĩ sẽ vô cùng khó để giải thích cho người phàm về lẽ
thật đó. Nhưng Phật đã nghĩ lại và bắt đầu giảng dạy.

Nếu các sư thầy ngày nay không giảng dạy cho mọi người, vậy ai sẽ giảng

dạy cho họ? (Các tăng ni tiếp đón họ đến chùa để làm gì?). Đây cũng là câu hỏi
của tôi ngày trước, khi đó tôi cũng thấy chán ngán và chẳng còn muốn chỉ dạy gì
nữa. Chúng ta không chỉ dạy cho nhau, vậy ai sẽ chỉ dạy cho những người còn
ngu mờ vô minh đây? Không còn cách nào khác. Nếu chúng tôi chán nản và
không chỉ dạy cho người khác, chúng tôi mới là kẻ ngu mờ thứ thiệt. (Đã được
gọi là sư thầy mà chẳng chỉ dạy cho Phật tử điều gì, vậy sao được gọi là sư thầy?
Người không chỉ dạy cho ai điều gì, sao lại được gọi là thầy, là sư?).

Học trò: Có những người có tâm nguyện trở thành những vị Phật Duyên

Giác (pacceka buddha), người tự mình giác ngộ mà không cần có sư thầy chỉ dạy
cho mình. Như vậy có được không?

Ajahn Chah: Những danh từ đó chỉ là nghĩa ẩn dụ của những trạng thái tâm

mà thôi. Trở thành một cái gì là một gánh nặng. Đừng là cái gì!. Đừng là cái gì
cả!. Làm một vị Phật là một gánh nặng. Làm một vị Phật Duyên Giác là một gánh
nặng. Đừng cầu được thành cái gì. Tôi là ngài A. Tôi là sư thượng tọa. Đó là khổ,
cầu muốn là khổ, tin rằng ta thành một ai đó là khổ. “Ngài A”, “thượng tọa” chỉ
là quy ước. Ngay cả “tu sĩ” cũng chỉ là một danh từ quy ước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.