LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 92

Chúng ta phụ thuộc vào sự trở thành, vào sự dính chấp, từ khi mới sinh ra.

(Coi lại vòng mười hai nhân duyên). Khi ai đó nói về sự vô ngã (không có cái ta),
điều đó nghe quá lạ lùng đối với ta; ta không dễ gì thay đổi cái nhận thức (cố
hữu, truyền kiếp) của mình. Do vậy chỉ còn cách là làm cho tâm nhìn thấy điều
đó thông qua việc tu tập. Sau đó chúng ta mới có thể tin được điều đó là sự thật,
và thừa nhận: “À, vô ngã là điều đúng thực!”.

Khi người đời nghĩ “Đây là ta! Đây là của ta!”, họ cảm thấy hạnh phúc.

Nhưng khi cái gì “của ta” bị mất, họ khóc than vì nó. Đây chính là cách khổ xảy
ra. Đường lối sinh ra khổ là vậy. Chúng ta có thể quan sát điều này. Nếu không có
cái ‘ta’ và ‘của ta’, chúng ta sử dụng mọi thứ phương tiện khi đang sống mà
không dính mắc vào ý nghĩ chúng là ‘của ta’. Nếu có thứ gì hư hoại hay bị mất,
thì đó chỉ là lẽ tự nhiên của vạn vật. Chúng ta không coi đó là thứ “của ta”, hay
“của ai” bị mất, và không tiếc nuối, đau khổ vì điều đó. Chúng ta không còn chấp
vào cái ‘ta’ hay cái ‘người’ nào nữa.

Thói thường người đời sợ sự thay đổi và sự chết. Từ khi mới sinh ra chúng

ta đã sợ chết. (Nhưng có thứ gì không thay đổi, và có thứ gì không chết. Thế gian
được tạo nên bởi những thứ thay đổi và sinh diệt, làm sao ta trông đợi có thứ gì
không thay đổi, sinh diệt?). Sự trông đợi đó có hợp lý không? Giống như cứ đổ
nước vào ly mà muốn nó không đầy ly. Nếu bạn cứ đổ, làm sao nó không đầy ly.
Tại sao chỉ muốn sinh ra mà không bao giờ chết? Không có tử thì sao có sinh.
Hãy nghĩ về điều đó. Nếu sinh mà không bao giờ chết, liệu điều đó có mang lại
hạnh phúc hay không? Nếu hàng triệu triệu năm ai cũng sinh ra và không bao giờ
chết, có lẽ trái đất này đã tồi tệ lắm rồi. Có lẽ đến giờ họ phải ăn đồ thải của nhau
và nằm ngủ chồng lên nhau, vì đông quá lấy đâu ra đồ ăn và chỗ để nằm ngủ!.
Nếu cứ đổ nước vào ly mà muốn nó không đầy tràn, điều đó trái với lẽ tự nhiên.
Do vậy, chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ một cách thấu đáo về tất cả mọi sự, mọi
sự sống, mọi sự vật. Nếu chúng ta không muốn chết, chúng ta phải chứng ngộ
(đạt đến, nhìn thấy, giác ngộ) được sự bất tử, giống như Phật đã chỉ dạy. Bạn có
biết ý nghĩa của sự bất- tử của Phật giáo là gì không?

Cho dù phải chết, nếu ta có trí tuệ chứng ngộ được sự thật vô-ngã (anatta),

thì coi như ta không chết. Không còn chết, không còn sinh—đó là nơi mọi sự
(khổ) có thể được chấm dứt. Còn sinh và còn muốn được thụ hưởng khoái lạc và
muốn không bao giờ bị chết, thì đó là điều sai lầm và ảo tưởng. Nhưng buồn thay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.