LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 903

đều có thể dạy cho họ. Chỉ cần dạy họ chú tâm vào hơi thở đi-vào và đi-ra. Chỉ
cần dạy họ cách như vậy, và để họ từ từ hiểu ra cách thực hành đó có ích lợi gì.
Khi các thầy đã thành thục dạy một bài nào đó thì kỹ năng dạy sẽ phát triển và
sau đó các thầy có thể dạy nhiều đề tài khác nhau. Biết làm rành một thứ thì sau
đó làm được những thứ khác. Điều đó tự xảy ra theo tiến trình. Nhưng nếu các
thầy muốn nhảy vào dạy cho họ nhiều thứ một lần, kết quả là họ không hiểu rành
được thứ nào. Nếu các thầy chỉ dạy cho họ biết rành về một thứ, dần dần sau đó
họ sẽ biết rành nhiều thứ khác.

Giống như những người theo Thiên Chúa giáo đến đây hôm nay. Họ đã nói

một điều. Họ nói một điều với trọn ý nghĩa: ''Một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp
nhau ở nơi sự thật tuyệt đối''. Chỉ cần một câu này là đủ. Đó là lời nói của một
người trí tuệ. Dù ta có theo đạo nào, nếu chúng ta không chứng ngộ sự thật tuyệt
đối (paramattha-dhamma) trong tim ta thì ta chưa đạt đến sự hoàn mãn.

Ví dụ như thầy Sumedho dạy tôi điều gì; tôi phải nhận lấy giáo lý đó và đưa

vào thực hành. Khi thầy Sumedho dạy tôi hiểu, nhưng đó chưa phải là sự hiểu
biết thực thụ, bởi lúc đó tôi chưa thực hành nó. Khi tôi thực sự thực hành và
chứng được kết quả, có nghĩa là tôi đã đạt đến điều đó và đã thực thụ thấy biết ý
nghĩa của nó. Lúc đó tôi có thể nói tôi biết thầy Sumedho. Tôi gặp thầy Sumedho
tại nơi đó. Nơi đó chính là thầy Sumedho. Bởi vì thầy ấy đã dạy điều đó, đó chính
là Sumedho.

Khi tôi dạy về Đức Phật thì cách cũng giống như vậy. Tôi nói Phật chính là

chỗ đó. Phật không phải ở chỗ lời dạy. Khi nghe vậy người ta ngạc nhiên (tại sao
những lời Phật nói không phải là Phật?). ''Ụa không phải Phật đã dạy những lời
đó hay sao?''. Thì đúng là Phật đã dạy... Nhưng đây là đang nói về sự thật tuyệt
đối. Nơi sự thật tuyệt đối mới chính là Phật. Người ta chưa hiểu được ý đó.

Cái tôi hay nói với mọi người là trái táo, trái táo có thể nhìn thấy bằng mắt.

Mùi vị của trái táo không phải là thứ ta có thể biết do nhìn. Ta nhìn trái táo thì
biết trái táo, nhưng để thực thụ biết mùi vị của nó thì ta phải ăn nó. Nói cách như
vậy người ta mới dễ nghe và dễ hiểu. Ta không thể nhìn thấy mùi vị, ta phải thực
sự cắn ăn nó, nếm trải nó thì mới biết. Ta có thể nghe Giáo Pháp, nhưng để thực
thụ biết được Giáo Pháp ta phải tự thực hành và chứng nghiệm nó.

Ta phải thực hành Giáo Pháp, sau đó mới thực sự hiểu biết Giáo Pháp. Mùi

vị trái táo không thể được biết bằng mắt và sự thật Giáo Pháp không thể được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.