“Mẫu thân luôn tin rằng, Thái Nhất là một vị thần ngoại lai, còn Đông
Quân mới là vị thần chỉ thuộc về đất Sở, là vị thần mà người Sở thực sự nên
tôn thờ. Bởi vậy mẫu thân cho rằng nên khôi phục việc tế bái Đông Quân.”
“Hoang đường! Thảo nào lại có tai họa như vậy giáng xuống!” Quan Vô
Dật giận dữ quay người đối mặt với Quỳ, hỏi: “Làm thế nào mà Vu Lăng
quân nhận ra được?”
“Ngài không nhận ra thật ư?” Quỳ giải thích, “Ta thấy có đủ loại dấu
hiệu chứng tỏ vị thần được tế bái lần này là Đông Quân. Ngay trong bữa
tiệc vào tối hôm trước, Chung phu nhân đã nói rõ quan điểm của mình,
nhưng hình như mọi người đều không lưu tâm. Bà ấy nói,’Thực ra từ xưa
tới nay, Đông Quân luôn là một bị thần lệ thuộc, được tế bái cùng với Đông
Hoàng Thái Nhất, nhưng sau khi đọc kỹ Cửu ca, ta cũng cho rằng lẽ ra địa
vị của ngài ấy phải đặc biệt hơn một chút.’ Bà ây còn nói, ‘Có lẽ từ thuở
ban sơ, Đông Quân đã từng được thờ phụng như Chủ thần.” Bà ấy đã dựa
theo bài thơ Đông Quân trong Cửu ca để đưa ra những kết luận trên. Kết
hợp với ghi chép trong Cửu ca, những hành động của Chung phu nhân
trước khi bị sát hại cũng được giải thích một cách hợp lý - Thực ra bà ấy
đang chuẩn bị tế bái Đông Quân.
Đầu tiên là nhạc cụ. Chung phu nhân từng chỉ ra rằng, ‘Theo ghi chép
của Cửu ca thì khi tế bái Đông Hoàng Thái Nhất chỉ dùng đến trống, khèn,
đàn sắt. Còn khi tế bái Đông Quân thì lại dùng đến năm loại nhạc cụ: đàn
sắt, trống, chuông, sáo, khèn.’ Điều này có thể giải thích hai vấn đề: Thứ
nhất, tại sao Chung phu nhân lại đi xem thử dàn chuông cổ mà không ai
động đến trong nhiều năm ở nhà kho; thứ hai, tại sao bà ấy lại phải mang
một cây sáo lỗ về đây - Bởi vì ngày xưa tế bái Đông Hoàng Thái Nhất thì
không cần dùng tới hai loại nhạc cụ ấy, nhưng lần này bà ấy định tế bái
Đông Quân theo ghi chép trong Cửu ca, nên nhất định phải chuẩn bị chúng
từ trước.