Liệu Nhã Anh tỷ tỷ đã từng gặp trường hợp này chưa: Khi chấp lễ hoặc tấu
nhạc, vì quá tập trung nên gần như đánh mất chính mình? Hoặc là giao lưu
với thần linh, người xưa khi đang suy tưởng…”
“Đã từng, nhưng đó chỉ là những khoảng khắc thoáng qua mà thôi.”
“Đó chính là cảnh giới tuy sống mà chết ta đang theo đuổi. Nếu có thể
vận dụng một kỹ thuật hoặc dùng một loại thuốc nào đó để kéo dài trạng
thái ấy thì tốt biết bao. Chỉ cần phát hiện ra phương pháp đó thì ta nhất định
sẽ truyền bá nó cho người đời, để tất cả mọi người đều có thể cảm nhận
được hạnh phúc của cái chết.”
“Vì từng có trải nghiệm tương tự nên Vu Lăng quân mới ngộ ra môn
‘Triết học về cái chết’ này ư?”
“Đúng thế.” Quỳ gật đầu, “Năm mười bốn tuổi, ta từng ngã khỏi lưng
ngựa, xương cốt gần như nát hết, chỉ còn sót lại một hơi thở cuối cùng, mê
man suốt hai tháng mới tỉnh lại. Khi ấy rõ ràng ra đã lọt vào ranh giới giữa
sự sống và cái chết, nhưng cũng không thấy đau khổ - Trái lại, khi tỉnh dậy,
ta lập tức cảm nhận sự đau đớn, nước Hoa Tư mà ta mơ thấy đúng là chốn
cực lạc. Trong mơ ta đã trải qua rất nhiều chuyện khó mà diễn tả bằng lời,
song vì không thể diễn tả bằng lời nên lâu dần, nội dung giấc mơ cũng trở
nên mơ hồ. Nhưng khi ta mê mải làm một chuyện gì đó thì cảm giác quen
thuộc ấy lại xuất hiện - Giống như nằm dưới đáy hồ mà vẫn có thể hô hấp
thoải mái, có thể nhìn thấy ánh mặt trời lấp lánh trên mặt hồ, rồi cánh hoa
rơi xuống hồ chìm xuống đáy nước, lượn tới trước mặt ta. Bên tai ta thường
xuyên vang lên tiếng thì thầm của các học giả cổ đại, đọc những lời lẽ trong
kinh thư, cũng có những thứ ta chưa bao giờ đọc, hoặc là những lời dạy
không còn lưu truyền tới ngày nay. Mãi tới giờ, khi nghe được câu ‘Sáng
nghe giảng đạo, tối chết cũng vui’, ta mới chợt hiểu ra, có lẽ mình đã chết
rồi, lúc này ta đang ở thế giới của người chết. Dần dần, ta cảm thấy thể xác
minh đang biến mất, hóa thành những đốm sáng như đom đóm, tan dần tan