LỄ TẾ MÙA XUÂN - Trang 215

“Nhưng ta từng nghe đệ tử của Phục Sinh, Ngự sử Đại phu Nghê Khoan

tiên sinh quá cố nói, thực ra khi ấy người dạy Triều Thác về Thượng Thư
không phải ngài Phục Sinh đã hơn chín mươi tuổi, mà là con gái của ông ấy.
Vậy thì cống hiến của con gái Phục Sinh với học vấn của triều đại chúng ta
là không thể đếm hết, nhưng cuối cùng nàng vẫn ẩn sau lịch sử mà không
được ai biết tới, sự tích cũng bị chôn vùi không dấu vết. Chuyện này đã ảnh
hưởng lớn đến ta, khiến ta hiểu ra một đạo lý rất dễ hiểu: Nếu nhất định
phải chọn lấy hay bỏ giữa hư danh và công lao thực tế, ta vẫn sẽ chọn điều
thứ hai. Trong Tả thị Xuân Thu có ‘ba điều bất hủ’, tức ‘lập đức, lập ngôn,
lập công’. Thực ra ta không hề tin vào cách nói này. Bởi vì ta đã đọc được
rất nhiều sách cổ mà không rõ người biên soạn là ai, nhưng những trước tác
này quả thực có ảnh hưởng sâu xa đến đời sau. Bởi vậy chỉ cần viết ra, để
lưu truyền nặc danh, tuy không được hưởng thanh danh muôn thuở nhưng
vẫn đủ để hoàn thành tâm nguyện của ta.”

“Ta nhớ ra, nguyên văn trong Chu Dịch là ‘Thánh nhân dùng cách truyền

với đạo thần để làm thiên hạ tin phục.’ Chủ ngữ là Thánh nhân mà không
phải Vu nữ. Bởi vậy Vu Lăng quân à, e là điều ngươi đang theo đuổi không
phải chuyện mà một Vu nữ nho nhỏ có thể làm được.”

“Vu nữ tham gia tế lễ, tấu nhạc ca múa chỉ là Vu nữ một thời, một đời.

Còn ta thì muốn trở thành một Vu nữ vĩnh hằng. Nho gia gọi Khổng Tử là
‘Tố vương’, bởi vì ông ấy không có địa vị vương giả nhưng lại lập ra tiêu
chuẩn vương giả cho đời sau. Chuyện ta muốn làm cũng vậy thôi, dù ta
không thể tham gia tế bái nữa, cũng không thể ca múa nữa, mà già đi, qua
đời, thanh danh mai một, nhưng chỉ cần ‘quy chuẩn’ ta định ra còn tồn tại,
chỉ cần ‘ý nguyện’ ta gửi gắm đến thời đại hiện tại và tương lai còn tồn tại,
chỉ cần ‘giáo lý’ mà ta phổ biến cho thế gian không biến mất, chỉ cần những
thứ ta viết ra còn có người đọc, thì ta chính là Vu nữ vĩnh hằng không bao
giờ ngừng ca múa trước mắt thần linh. Trên đây chính là nguyện vọng, dã
tâm và tội nghiệt có thể mắc phải của ta.”

Đạo và thơ dù hết, nguyện sống với thời gian.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.