Làn da của Nhã Anh thực sự giống với chiếc áo trắng mỏng mà nàng khoác
trên người ban nãy, những vết roi đan vào nhau ngang dọc. Nơi bị thương
nặng da thịt đã rách ra, nơi bị thương nhẹ cũng sưng đỏ bầm tím.
Bá phụ Quan Vô Cữu quả thực rất nghiêm khắc với con cái, mà Nhã Anh
cũng quả thực là một đứa trẻ ngỗ nghịch. Từ nhỏ nàng đã cùng học các nghi
thức lễ bái thờ cúng với huynh trưởng
*
, cũng được kỳ vọng rằng sau này có
thể trở thành Vu nữ
**
tham dự vào các nghi thức quốc lễ của vương triều
Hán.
* Anh cả, con cả trong nhà. Huynh trưởng ở đây chỉ Thượng Nguyên.
** Nữ pháp sư, nữ tư tế, nữ phù thủy lo việc thờ cúng, tế bái thời xưa.
Trong ấn tượng của Ký Y, không phải lần đầu tiên Nhã Anh phải chịu
những trận đòn thế này. Bá phụ là người rất nóng tính, thường thì không chỉ
đánh Nhã Anh mà còn nhốt nàng trong nhà kho ở sau nhà một đêm mới
nguôi giận. Ca ca của Nhã Anh là Thượng Nguyên từ nhỏ cũng được dạy
dỗ bằng đòn roi như vậy, cuối cùng tính tình mới trở nên rụt rè nhút nhát,
chưa bao giờ dám làm trái ý cha.
Nếu so với bá phụ Vô Cữu thì phụ thân của Ký Y - Quan Vô Dật đối xử
với ba cô con gái của mình hiền hòa hơn nhiều. Có lẽ vì Quan Vô Cữu vốn
là con trưởng, từ nhỏ đã được coi như người thừa kế chính thống của gia
tộc, ông học tập cực kỳ khắc khổ, nên không những am hiểu về lễ cổ nước
Sở mà còn thông thấu cả lễ thư của nhà Nho. Thân là con thứ, Quan Vô Dật
cũng khá có lỗi với cái tên của mình
*
, bởi thời trẻ ông chỉ bận giao du bạn
bè nên đã phí hoài rất nhiều thời gian.
* Vô Dật nghĩa là không lười biếng, không nhàn hạ.
“Nhã Anh, muội lén chạy tới đây sao?”
Ký Y vừa hỏi vừa lau vết thương cho nàng.