ngấm được hương vị của nước tương. Đương nhiên, chỉ có ba chiếc “nhiễm
khí” như vậy được bày trên bàn tiệc. Một chiếc đặt trên bàn của Quỳ, một
chiếc dành cho vị khách đến muộn, chiếc còn lại do chủ nhân Quan Vô Dật
sử dụng.
Bên trái “nhiễm khí” bày một cái cốc có quai hai bên, trong cốc không
có nước. Bên cạnh cốc lại là một chiếc muôi sơn mài dùng để múc rượu.
Quỳ lại để ý đến hi tôn
*
đặt trên đất ở gần bàn ăn của mình. Thứ này làm
bằng đồng, hình trâu, trên lưng có nắp, trong bụng chứa rượu. Từ khi bảy,
tám tuổi, Quỳ đã đọc được câu “Hi tôn tương tương
**
” trong Kinh Thi
***
.
Có điều ở thành Trường An thứ đồ đựng rượu này đã tuyệt tích từ lâu nên
nàng chưa bao giờ thấy tận mắt. Hi tôn nhà họ Quan sử dụng hẳn cũng là đồ
lưu truyền từ xa xưa. Quỳ không khỏi cảm khái trong lòng, con trâu bị
người ta mở nắp trên lưng này vẻ mặt vô cùng ngoan ngoãn hiền lành, cũng
thật là nhẫn nhục, quả là có mấy phần giống tỳ nữ của mình.
* Đồ đựng rượu hình trâu, thường xuất hiện ở thời Xuân Thu Chiến Quốc hoặc thời Thương Chu.
** Trích trong bài thơ Lỗ Tụng - Bí Cung của Kinh Thi. Câu này có nghĩa là “Chén chạm chén
kêu vang lanh lảnh”.
*** Bộ tuyển tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho
giáo.
Người nhà họ Quan và Quỳ đều đã ngồi vào chỗ. Phu nhân của trưởng
tộc Quan Vô Dật - Điếu thị và con gái Giang Ly, Lộ Thân cũng có mặt. Bên
cạnh Lộ Thân là đường tỷ của nàng - Quan Nhã Anh, Quan Khoa - muội
muội của Quan Vô Dật cũng đã ngồi vào chỗ, bà từ Trường An lặn lội về
đây, đã tới trước Quỳ mấy ngày. Con trai và con gái của bà cũng tới, ngồi kế
bên bà, lần lượt tên là Triển Thi và Hội Vũ. Muội muội bằng tuổi Tiểu Hưu,
còn ca ca thì hơn nàng năm tuổi. Quan Khoa và phu quân Chung Tuyên
Công còn có một cậu con trai nữa, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chưa thể đi
xa. Do công việc quá bận rộn nên Chung Tuyên Công không thể tới dự.