xuất thân từ đất Sở nên không khỏi viện dẫn rất nhiều chuyện quỷ quái để
giải thích Kinh Thi. Cuối cùng bị đồng môn coi là kẻ mê tín dị đoan, sức
ảnh hưởng không thể vượt ra khỏi Vân Mộng.
Mấy năm nay nhờ sự nỗ lực của Hạ Hầu Thủy Xương mà phái “Thơ Tề”
lại trở nên hưng thịnh, có điều Bạch Chỉ Thủy bị đồng môn xa lánh nên
chẳng nhận được lợi ích gì. Khi ở Trường An, Quỳ từng nghe về học thuyết
của Bạch Chỉ Thủy. Là một Vu nữ, nàng mau chóng bị học thuyết ấy thu
hút.
Kiến giải nổi tiếng nhất của Bạch Chỉ Thủy chính là lời giải thích của
ông về sáu phần cuối của bài Nam sơn thuộc Tề phong trong Kinh Thi. Ông
cho rằng những văn thơ này đều miêu tả Vu nữ nước Tề - vì là trưởng nữ
nên không được lấy chồng. Tuy Quỳ không đồng tình với học thuyết của
ông song cảm thấy ông có thể hiểu được nỗi bi ai của mình.
Một tràng tiếng ngựa hí cắt ngang hồi ức của Quỳ, chẳng bao lâu sau
Bạch Chỉ Thủy đã đi vào sảnh chính.
Bạch Chỉ Thủy cao tám thước, mặc lễ phục màu đỏ tím, dùng khăn vấn
tóc, cao lớn mà uy nghi. Bấy giờ tuy ông đang cười nhưng nếp nhăn giữa
hai lông mày sin sít, hẳn là thường ngày luôn sống trong u uất, những buồn
phiền cứ thế in hằn trên trán.
E*F*F
Tới khi Bạch Chỉ Thủy ngồi vào chỗ thì bữa tiệc liền chính thức bắt đầu.
Quan Vô Dật lệnh cho người hầu của mình rót đầy một cốc rượu rồi mời
Bạch Chỉ Thủy, lại rót một cốc mời Quỳ. Hai người uống xong, Tiểu Hưu
đã rót thêm hai cốc, đặt trên bàn của Quỳ, hai người nâng cốc kính chủ nhà.
Sau khi chủ khách đối ẩm, những người khác cũng uống một cốc. Khi ấy,
Quan Khoa phái người hầu nhà họ Quan đi lấy cổ cầm, Quỳ cũng bảo Tiểu