Hưu chuẩn bị đàn sắt. Tới khi nhạc cụ được mang tới, Chung Triển Thi bèn
gảy đàn góp vui, Hội Vũ hát bài Thanh Dương
*
hòa theo điệu nhạc.
* Thanh Dương chỉ mùa xuân. Thời Hán, khi tiến hành đại điển tế trời cũng tế bái cả các vị thần
của bốn mùa. Khúc Thanh Dương này được sáng tác dành riêng cho việc tế bái thần mùa xuân.
Khung cảnh hân hoan phơi phới khắp nơi khi xuân về trong bài hát thể hiện ước nguyện cầu mong
bình an và hạnh phúc với thần linh.
Mùa xuân ấm áp đã tới, cỏ cây nảy lộc đâm chồi. Mưa xuân gieo rắc
khắp chốn, muôn loài vươn mình sinh sôi. Sấm xuân rền vang từng trận,
muông thú tỉnh giấc đùa chơi, kết thúc kỳ ngủ đông dài, bắt đầu một mùa
xuân mới. Cỏ cây khôi phục xanh tươi, sinh linh lớn lên như thổi. Xuân
sang vạn vật đón mừng, mang ơn huệ đến mọi nơi. Tất thảy dạt dào sức
sống, phúc xuân chan chứa đất trời.
Trong lòng Quỳ cũng biết đây là nhạc khúc được hát trong lễ tế vương
triều, dân thường không được phép hát trong yến tiệc. Nhưng lúc ở nhà
nàng thường gặp chuyện vượt quyền dạng này nên cũng chẳng hề bận tâm.
Chung Hội Vũ hát xong, Quỳ bèn gảy đàn sắt hát bài Quy biện
*
, phần cuối
viết rằng:
* Một bài thơ thuộc Tiểu Nhã, Kinh Thi.
Mũ lễ da hươu tuyệt đẹp, ngay ngắn đội trên đỉnh đầu. Rượu nồng của
ngươi rất ngọt, món nhắm của ngươi thật ngon. Đến đây nào có người
ngoài? Đều là anh em chú bác. Như hoa tuyết bay trước mắt, như hạt băng
sa khắp trời. Chẳng đoán được ngày tạ thế, chẳng hay khi nào lại gặp. Tối
nay thỏa thích chè chén, quân tử mở tiệc chung vui.
Đây là một trong những bài mà Quỳ thích nhất trong Kinh Thi. Nhất là
câu “Chẳng đoán được ngày tạ thế, chẳng hay khi nào lại gặp”, mỗi lần hát
lên đều khiến nàng xúc động khôn nguôi. Đời người dù sao cũng ngắn ngủi,
“Từ xưa ai cũng đều phải chết”
*
, mọi cuộc tụ họp, mọi cuộc vui đều có hồi
kết. Bữa tiệc hôm nay hẳn là không đủ để đánh đồng với cảnh tượng được