miêu tả trong bài thơ này. Còn người làm thơ giờ ở nơi đâu? Từ đó đến nay,
những người từng hát vang nhạc khúc này hẳn cũng không ít, song giờ đây
còn lại được mấy người?
* Một câu trong Luận ngữ.
Sau khi uống rượu hát ca, người nhà họ Quan mang một cái nồi đồng tỏa
hơi nóng vào trong phòng, chia thịt trong nồi cho từng người. Tiểu Hưu
ngồi một bên châm lửa “nhiễm khí” của Quỳ rồi nhúng thịt vào trong âu.
Thực ra lưỡi của Quỳ không thể chịu nổi đồ ăn quá nóng, nhưng nàng vẫn
ăn nhân lúc nó còn nóng.Từ mùi vị có thể đoán được đây là thịt lợn sữa,
hơn nữa còn là ở phần vai thơm ngon nhất, Quỳ thầm cảm kích thịnh tình
của chủ nhà, tuy rằng loại đồ ăn bình thường này chẳng thể khiến nàng thỏa
mãn.
Lát sau, người nhà họ Quan bưng nồi đồng đi, lại mang vào một cái vạc
đồng, bên trong chứa thịt chim đã được luộc với nước trắng. Đó chính là
chim trĩ mà Quỳ săn hôm nay. Người hầu xé thịt ức thành sợi nhỏ rồi chia
cho Quỳ, chuẩn bị cho nàng một khay nước giấm. Quỳ chấm thịt vào giấm
rồi ăn, nàng thấy rất ngon miệng.
Sau đó, một âu đồng chứa cơm trắng được mang vào tiệc, ngoài ra còn
có vài hũ dưa muối, bên trong chứa các loại dưa muối khác nhau. Lần này
Lộ Thân tự tay lấy dưa muối trong hũ ra, đặt lên đĩa rồi đưa tới trước mặt
Quỳ, Quỳ còn chưa kịp cảm ơn thì Lộ Thân đã lên tiếng trước:
“Xin hãy ăn nhiều một chút, đây là rau quỳ
*
muối đấy. Vào tháng Chín
hằng năm, chúng ta cắt từng gốc quỳ non ra khỏi đất rồi bỏ chúng vào hũ
ướp muối. Đổ thêm nước bên trên, quỳ không thể thở được, sang năm liền
biến thành từng miếng từng miếng quỳ muối như vậy. Ta thích nhất là quỳ
thế này, ăn vào thanh thanh giòn giòn ngon miệng, Tiểu Quỳ có muốn nếm
thử hay không?”
* Rau quỳ: Còn có tên khác là đậu bắp, mướp tây, gôm… Chữ Quỳ này giống với tên của Quỳ.