LỄ TẾ MÙA XUÂN - Trang 54

Năm nay vì sức khỏe của Quan Vô Dật không tốt nên ông không định chủ
trì lễ tế mà giao công việc trù bị cho muội muội Quan Khoa lo liệu, còn việc
múa tế thần thì do con gái Giang Ly phụ trách.

Khách mời còn chưa tới đủ, chủ nhà và khách mời nhìn nhau cũng tẻ

nhạt, bèn bắt đầu trò chuyện tán gẫu. Vì hôm nay Quỳ mới đến, buổi chiều
lại ra ngoài săn bắn nên có rất nhiều người chưa gặp nàng bao giờ, nàng bèn
giới thiệu bản thân với bọn họ.

Đúng lúc ấy Tiểu Hưu làm xong việc ở trong bếp, đi vào sảnh chính, cúi

người ngồi quỳ gối phía sau Quỳ, để lát nữa có thể hầu chủ nhân uống rượu
dùng cơm. Quỳ tiện thể giới thiệu cả Tiểu Hưu. Những người từng đọc Kinh
Thi
ở đây đều cảm thấy cái tên “Tiểu Hưu” này rất hay. Sau đó Quan Vô
Dật giới thiệu người thân trong tộc của mình với Quỳ.

Vị khách mời đến muộn nọ tên là Bạch Chỉ Thủy, người Vân Mộng, năm

nay đã bốn mươi tuổi. Thời trẻ ông từng du học ở Trường An, theo Hạ Hầu
Thủy Xương

*

học Kinh Thi, học cao hiểu rộng, nhưng cuối cùng không

nhận được một chức quan nào.

* Một nhà Nho nổi tiếng thời Hán.

Thời đó “Thi học” được chia thành bốn phái, nhưng chỉ có ba phái Tề,

Lỗ, Hàn là được chính thức thừa nhận mà thôi. Khi Bạch Chỉ Thủy ở
Trường An, phái “Thơ Hàn” mà tiêu biểu là Hàn Anh đang đắc thế. Khi
đương kim hoàng thượng đăng cơ, thầy giáo của Hạ Hầu Thủy Xương là
Viên Cố Sinh đã gần chín mươi tuổi, không thể mưu cầu địa vị cho học
thuyết của mình trước mặt Hoàng đế, mà khi đó Hạ Hầu Thủy Xương hãy
còn trẻ, cũng không được Hoàng đế tín nhiệm. Kết quả là phái “Thơ Tề” do
bọn họ đại diện từ từ suy bại.

Mấy năm sau, Bạch Chỉ Thủy về quê, ở nhà dạy học, cuối cùng vẫn

chẳng được như nguyện. Trong học thuật, ông không đồng ý với các học
thuyết bảo thủ cũ kỹ, luôn muốn lập một phái tư tưởng mới, tuy nhiên vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.