LỄ TẾ MÙA XUÂN - Trang 61

[2]

Từ khi bữa tiệc bắt đầu Bạch Chỉ Thủy luôn bận ôn chuyện với Quan Vô

Dật, Quỳ vốn không thể chen lời. Tuy nhiên khi nàng cao giọng nói ra câu
ấy thì sự chú ý của Bạch Chỉ Thủy liền bị kéo về phía này. Không những
vậy bữa tiệc ồn ào náo nhiệt bỗng trở nên im ắng, mọi người rất tò mò về
những điều mà Quỳ sắp nói ra.

“Năm mười tuổi, lần đầu ta đọc được Ly tao

*

, vừa đọc đã mê, ngâm đi

tụng lại không biết bao nhiêu lần, ngày đó ta không hề biết thân thế của
Khuất Nguyên. Hai năm sau, một Vu nữ người nước Sở sống ở Trường An
tới thăm viếng nhà ta, bởi vậy ta đã thỉnh giáo bà ấy rất nhiều chuyện về
Khuất Nguyên, mới biết có lẽ cách hiểu cũ của ta có vấn đề. Mấy năm sau,
rốt cuộc ta đã đọc hết toàn bộ tác phẩm của Khuất Nguyên, cảm thấy cách
hiểu ban đầu của mình là hoàn toàn chính xác. Vì ban đầu ta chưa từng
nghe những sự tích lưu truyền trên đời về Khuất Nguyên mà chỉ suy đoán
thân phận và những điều tác giả từng gặp phải qua Ly tao, vậy nên cái nhìn
của ta không giống với cách hiểu thông thường. Mà suy đoán gây mâu
thuẫn nhiều nhất với những tư liệu lưu truyền về Khuất Nguyên, đó là vấn
đề giới tính của tác giả. Theo ta thấy thì thân phận của Khuất Nguyên
không chỉ là một Sĩ đại phu

**

, mà còn là một Vu nữ tham dự vào việc thờ

phụng tế bái của nước Sở.”

* Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc do Khuất Nguyên sáng tác. Ly tao

dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự oán thán, sự buồn phiền hay nỗi sầu ly biệt. Những câu thơ trích dẫn
trong truyện này sử dụng bản dịch của Nhượng Tống.

** Một chức quan lớn thời xưa.

“Vu… nữ?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.