“Khi nãy ta đã nói rồi còn gì, thuở ban sơ, trong quan niệm dân gian, vua
của bầu trời là mặt trời, mặt trăng, còn các ngôi sao đều chỉ là dân thường.
Tuy nhiên sau khi hệ thống ‘Thiên quan’ hình thành, quan niệm này đã thay
đổi, Thiên Cực Tinh, cũng chính là Bắc đẩu trở thành kẻ thống trị bầu trời.
Thực ra đây là hai kiểu tín ngưỡng, kiểu đầu tiên có thể gọi là ‘Tôn thờ Mặt
trời’, còn kiểu thứ hai thì chúng ta lại càng quen hơn - ‘Tôn thờ các ngôi
sao’.” Quỳ giải thích, “Nếu hiểu như vậy thì mọi thứ đều trở nên rõ ràng,
trong hệ thống tín ngưỡng ‘Tôn thờ Mặt trời’, phương Đông nơi mặt trời
mọc là tôn quý nhất. Dịch Truyện viết rằng ‘Đế xuất vu chấn
*
’, còn nói
‘Chấn, Đông phương vậy’, tức là Đế vương xuất phát từ phía Đông, mà
“Đế” này hẳn là chỉ Mặt trời. Bởi vậy trong mắt người Sở tôn thờ Mặt trời
thì lẽ ra vị thần tối cao ‘Thái Nhất’ phải là ‘Đông Hoàng’. Còn trong hệ
thống tín ngưỡng ‘Tôn thờ các vì sao’ thì Bắc đẩu không chuyển động theo
các chòm sao khác mới là Đế vương, bởi vậy phương Bắc mới là tôn quý
nhất.”
* Theo bát quái thì quẻ “Chấn” tương ứng với phía Đông. “Đế xuất vu chấn” tức là Vua xuất
phát từ phía Đông.
“Nhưng Vu Lăng quân à.” Quan Khoa sắp chủ trì lễ tế lần này cũng
không khỏi lên tiếng, “Vị thần Mặt trời mà người Sở tế bái là Đông Quân
chứ không phải Đông Hoàng Thái Nhất. Cách giải thích này của ngươi hình
như hơi mâu thuẫn với hiện thực…”
“Vậy liệu có phải là thế này không? Chủ thần mà người Sở thờ phụng
vốn là Đông Quân, sau đó địa vị của Đông Quân dần dần bị Thái Nhất thay
thế, nên Thái Nhất mới bị đeo thêm danh hiệu ‘Đông Hoàng’. Ta luôn cho
rằng, Đông Quân vốn mang nghĩa là ‘Đông Hoàng’. Ngày trước khi đọc
Cửu ca, ta cứ không hiểu được tại sao đoạn đầu có một bài Đông Hoàng
Thái Nhất, mà đoạn sau lại xuất hiện bài Đông Quân. Giờ ngẫm lại, có lẽ
giải thích như vậy cũng không sai.”
“Biết đâu đúng là như ngươi nói, thực ra từ xưa tới nay, Đông Quân luôn
là một vị thần lệ thuộc, được tế bái cùng với Đông Hoàng Thái Nhất, nhưng