LEAP - ĐỘT PHÁ TƯ DUY TRONG KINH DOANH - Trang 104

sức hút rất lớn với các nhãn hàng phương Tây vốn luôn né tránh
việc phải tích hợp cùng một ông lớn ngành công nghệ nào đó, bởi
họ không muốn bị kiểm soát thông tin.

Do đó, đột phá lớn của WeChat chính là bằng chứng chứng minh
rằng tính năng tuyệt vời nhất của một sản phẩm thường được phát
minh bởi bên thứ ba. Nhưng điều đó cũng chẳng có gì đáng ngạc
nhiên. Một người thông minh như Steve Jobs cũng không thể tiên
đoán được rằng một vài chức năng nổi bật của iPhone chính là đặt
xe (Uber ) và chụp hình tự động xóa (Snapchat). Không công ty nào
có thể một mình đưa ra hai trong số những ứng dụng hàng đầu này.
Và nếu chúng ta tiếp tục vẽ phễu kiến thức giống như ở Phần 1
cuốn sách, bạn có thể thấy rằng cả Alex và WeChat đều phân tán
quyền ra quyết định. Một cách hiệu quả, họ biến các quyết định theo
kiểu “sản xuất hàng loạt” thành kết quả đầu ra, tương tự như khi
Yamaha sản xuất hàng loạt đàn piano để cạnh tranh lại Steinway &
Sons ở thế giới sản xuất vậy.

a7

Hình 4.1 Phễu kiến thức

Tuy nhiên từ đây xuất hiện một thách thức mới: mức độ phức tạp về
kỹ thuật liên quan đến việc viết sách và phát triển ứng dụng điện
thoại không thể nào sánh với các kỳ tích kỹ thuật liên quan đến việc
xây dựng tên lửa hay động cơ phản lực. Liệu những quyết định
quan trọng có thể được sản xuất hàng loạt khi mục tiêu nhắm đến là
phát triển một thứ gì đó có kết cấu kỹ thuật phức tạp trong một tổ
chức cụ thể? Liệu chúng ta có thể sản xuất hàng loạt tất cả các loại
quyết định không?

Đó chính là thứ thách thức mà DARPA đã gặp phải.

KHI KỸ THUẬT TRỞ NÊN VÔ CÙNG PHỨC TẠP

Bộ não của Lầu Năm Góc (như nhiều người vẫn hay gọi), DARPA
(Defense Advanced Research Projects Agency – Cơ quan phụ trách
các dự án nghiên cứu cao cấp về quốc phòng) chính là bộ phận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.