tra tốt được. Họ quên gõ phím cách mặc dù đã được hướng dẫn rõ
ràng; họ phàn nàn rằng họ cảm thấy mệt mỏi và những con số chạy
qua quá nhanh. Họ đã kiệt sức.
Sau này, Muraven giải thích như sau: “Nếu mọi người cảm thấy đó
là một sự lựa chọn hoặc thứ gì đó họ yêu thích vì nó giúp ích cho
người khác – việc ấy sẽ bớt mệt mỏi hơn. Nếu họ cảm thấy mình
không có quyền tự chủ, và chỉ tuân theo mệnh lệnh, sức mạnh ý chí
của họ sẽ giảm đi nhanh hơn nhiều.”
60
Sự lựa chọn và yêu thích cũng giải thích cho hiện tượng Wikipedia.
Vào năm 2008, nhà khoa học máy tính Martin Wattenberg ước tính
rằng mọi người trên khắp thế giới đã bỏ ra 100 triệu giờ cho dự án.
Vào thời điểm viết cuốn sách này, họ đã dành ra trung bình một giờ
mỗi ngày, bảy ngày một tuần để biên tập trên Wikipedia. Nhóm 20%
dẫn đầu lại dành ra hơn ba tiếng mỗi ngày bên cạnh công việc chính
của mình.
Người đóng góp nhiều nhất cho Wikipedia cho đến gần đây là một
công dân Ấn Độ có tên Justin Knapp, một người đã có bằng triết
học và khoa học chính trị. Sau nhiều tháng chỉnh sửa nặc danh,
Knap cuối cùng cũng gia nhập Wikipedia vào năm 2005 và tiếp tục
trở thành người đầu tiên thực hiện một triệu chỉnh sửa. Đến giờ,
anh đã tích lũy được một kỷ lục đáng kinh ngạc với hơn 1,3 triệu
đầu mục. Mặc dù Knapp rõ ràng là một ngoại lệ, động lực của anh
cũng như nhiều người đóng góp cho Wikipedia khác lại không hề xa
lạ. Chúng ta rất dễ nhận ra mục đích đáng quý của Wikipedia: “cung
cấp kiến thức miễn phí cho mọi người”.
Rõ ràng, không phải ai cũng cảm thấy được thúc đẩy với một mục
đích duy nhất. Đối với một số người, chủ nghĩa vị tha và việc ý thức
rằng họ đang đóng góp cũng như xây dựng kiến thức cho loài người
đã đủ để khích lệ họ dành hàng giờ làm việc trên Wikipedia. Nhưng
đối với những người khác, Wikipedia đã cho họ quyền được khoe
khoang với xã hội rằng họ đã đóng góp cho Wikipedia. Tất cả chúng
ta đều muốn bản thân trông thật tốt đẹp trước mặt người khác cũng
như cảm thấy tự hào về chính mình. Không có gì kích thích hơn việc