tưởng Street- to-Home bằng cách kết hợp thêm thông tin về tình
trạng y tế. Cô đã đến gặp Jim O’Connell, bác sĩ sáng lập Tổ chức
chăm sóc sức khỏe Boston cho người vô gia cư. “Tôi vẫn lái xe vào
mỗi tối thứ Hai và thứ Tư từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng. Điều này hạnh
phúc và rất quan trọng,” bác sĩ O’Connell, người đã cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe hai đêm mỗi tuần trên xe ô tô từ năm 1986,
chia sẻ. Kinh nghiệm chữa bệnh trên đường phố cho ông biết
những nguyên nhân phổ biến khiến người vô gia cư chết sớm. “Tôi
thực sự có thể thấy những gì đang diễn ra trên phố và nguồn gốc
của họ.” Cùng nhau, Kanis và O’Connell đã chọn ra tám dấu hiệu
riêng biệt nhằm xác định những người có nguy cơ tử vong cao trên
đường phố. Họ gọi công cụ này là chỉ số dễ tổn thương:
1. Hơn ba lần nhập viện hoặc cấp cứu trong một năm
2. Hơn ba lần cấp cứu trong ba tháng
3. Từ 60 tuổi trở lên
4. Bị xơ gan
5. Bệnh thận giai đoạn cuối
6. Có tiền sử bị tổn thương do lạnh, bợt da chân hoặc hạ thân nhiệt
7. HIV/AIDS
8. Tam bệnh tính: tình trạng tâm thần song hành (co-occuring
psychiatric condition), lạm dụng chất gây nghiện, và tình trạng y
khoa mãn tính
Thật bất ngờ, chỉ số dễ tổn thương trên đã thay thế hoàn toàn cách
tiếp cận “ai đến trước giải quyết trước” thông thường trong việc giúp
đỡ người vô gia cư. Bây giờ, bên cạnh danh sách tên hiện có đã
xuất hiện thêm tám dấu hiệu báo hiệu tình trạng y tế. Nhờ đó, chỉ số
dễ tổn thương đã trở thành một dạng hồ sơ cá nhân cho phép bất
kỳ ai cũng có thể đăng ký. Đó chính là điểm tài chính FICO trong
giải quyết nạn vô gia cư.