nhiều, phù hợp với những người tiêu dùng đủ mọi độ tuổi và ngành
nghề.
Nhưng vấn đề nảy sinh là, sự ra mắt của dòng laptop như vậy sẽ
làm chệch hướng đi ban đầu của Asus. Câu khẩu hiệu “Rock-Solid
Quality” (Chất lượng vững như bàn thạch) đã thể hiện rõ nỗ lực hơn
20 năm qua của Asus trong việc chuyên tâm tạo dựng ý thức về
chất lượng và kiến thức công nghệ vượt trội ở bộ phận sản xuất
laptop. Việc triển khai một ý tưởng sản phẩm phù hợp với một phân
khúc khiêm tốn hơn sẽ rất khó khăn cho bộ phận sản xuất: những
người tiêu dùng chưa từng mua máy tính cá nhân bởi chúng quá
đắt hoặc đáng sợ.
Thay vì giao nhiệm vụ ấy cho nhân viên cấp dưới của mình, Shih đã
trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển dòng máy tính mới có tên
Eee PC, hay còn nổi tiếng với cái tên netbook. Dưới cương vị là một
vị chủ tịch, Shih đảm nhận vai trò quản lý dự án từ đầu đến cuối.
Trong suốt ba tháng đầu tiên, ông làm việc cùng với một nhóm nhỏ
các kỹ sư về ý tưởng sản phẩm cơ bản, áp dụng các nghiên cứu
nhân học trên người dùng và bỏ qua các nghiên cứu thị trường
truyền thống vốn được bộ phận sản xuất laptop thông thường tin
dùng.
Chính vì chi phí cấp phép Microsoft Windows rất đắt đỏ và như thế
sẽ hủy hoại nỗ lực của cả nhóm để đạt được mức giá 300 đôla,
nhóm của Shih đã thiết kế một giao diện người dùng mới (UI) hoạt
động trên nền tảng Linus, một hệ điều hành có mã nguồn mở và
hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận nội bộ về bố cục
của UI đã nhanh chóng nổ ra và đe dọa làm chậm tiến trình dự án.
Cho đến khi Shih đưa các kỹ sư của ông đến một khu nghỉ dưỡng
suối nước nóng ở Đài Bắc trong hai ngày thì họ mới lấy lại được
bình tĩnh. Ở đây sẽ không có email, những cuộc gọi cũng như họp
hành với các đồng nghiệp tại trụ sở. Thay vào đó, nhóm các lập
trình viên phần mềm, các nhà thiết kế công nghiệp và kỹ sư phần
cứng đa chức năng chỉ tập trung vào thiết kế giao diện IU. Nhưng kỳ
nghỉ ngắn hai ngày đó đã trở thành một hành trình kéo dài đến tận
sáu tháng. “Chúng tôi không có đủ kinh nghiệm và gây ra nhiều sai