của ông không bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu mà là do quan
tâm đến tình hình của 17 hãng sản xuất trong nước còn lại.
Có lúc, thẩm vấn viên đại diện cho phía Nhật Bản đã dò hỏi Henry
rằng tại sao ông ta lại yêu cầu thêm thuế trong khi công ty không thể
đáp ứng đủ đơn hàng. Vị CEO phản ứng lại rằng đàn piano của
Steinway luôn được bán hết bởi vì chỉ có Steinway mới sản xuất
được những chiếc đàn tốt nhất thế giới. Nguồn cung ứng thiếu hụt
là do việc đào tạo cẩn thận cần phải có để xây dựng đội ngũ thợ thủ
công lành nghề. Nhưng ai trong phòng cũng biết rằng Steinway
đang bị mắc kẹt trong một chiếc lồng mạ vàng.
34
Đối với Yamaha, hãng đã sớm quyết định bỏ cuộc tranh luận chính
trị sang một bên và đưa ra một chiến lược tốt hơn. Sau đó, Yamaha
đã thành lập nhà máy của chính họ tại Mỹ ở Georgia
35
và bắt đầu
tháng ngày “made in America”.
KHI THẾ MẠNH TRỞ THÀNH ĐIỂM YẾU
Vấn đề mà Steinway đối mặt không chỉ xảy ra ở Mỹ và cũng không
cá biệt với đàn piano. Vấn đề này là do cách tư duy, và nó đã khiến
nhiều công ty thuộc tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu gặp rắc rối
nghiêm trọng. Sự e ngại rằng doanh số hiện tại sẽ bị ảnh hưởng,
cùng nỗi ám ảnh về chi phí biên cũng có thể lý giải tại sao các nhà
sản xuất vải bông ở Anh chậm đầu tư vào các phương pháp sản
xuất mới, trong khi Francis Lowell và người Mỹ đã đi trước một
bước. Hai nguyên do này cũng lý giải tại sao các nhà máy ở phía
Nam vùng Piedmont có thể hất cẳng các nhà máy ở phía Bắc hai
thập kỷ sau đó bằng cách xây nên những nhà máy quy mô lớn hơn.
Trước khi đi xa hơn nữa, hãy tạm dừng và suy ngẫm về những tác
động của phễu kiến thức mà chúng ta đề cập ở chương trước. Phễu
kiến thức chỉ ra rằng bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào cũng chỉ là
thoáng qua. Bởi kiến thức ngày càng phát triển nên những gì giúp
các công ty tiên phong thành công lúc trước không thể giữ họ mãi ở
vị trí dẫn đầu. Steinway & Sons đã phụ thuộc vào lợi thế đó quá lâu.
Cuối cùng, kiến thức từ tay nghề thủ công, khắc sâu vào tâm trí các