thương nhân lẫn khách hàng chẳng cần phải quan tâm họ đang
mua xà phòng từ thương hiệu nào nữa.”
64
Harley-kiên-trì cuối cùng cũng đã thuyết phục được gia đình chi ra
11.000 đô la (tương đương với 200.000 đô la bây giờ) để chạy
chiến dịch quảng cáo đầu tiên của ông vào năm 1882.
65
Ngay lập
tức, ông lao vào làm việc cùng một nhà cố vấn có tiếng tại New York
để xác định rõ kiến thức khoa học đằng sau độ tinh khiết của xà
phòng.
66
Và hóa ra, không hề có định nghĩa rõ ràng nào về chất
lượng xà phòng hết. Sau đó, nhà cố vấn đã phải kiểm tra qua sách
giáo khoa và cho rằng một thanh xà phòng chỉ nên có axit béo và
chất kiềm. Những thứ còn lại nên được liệt vào dạng “chất lạ, không
cần thiết”.
67
Nhà cố vấn còn lưu ý thêm rằng khi so sánh xà phòng
trắng của P&G với ba thương hiệu lớn khác
68
thì nó có ít tạp chất
nhất, với chỉ 0,56% gồm: chất kiềm không tan (0,11%), cacbonat
(0,28%) và chất khoáng (0,17%).
69
Với năng khiếu bẩm sinh của
một thiên tài marketing, Harley đã loại thông tin trên ra khỏi nội dung
tiếp thị và đưa ra tiêu đề quảng cáo là “99,44/100% nguyên chất”.
70
Vào ngày 21/12/1882, một mẫu quảng cáo có nội dung “IVORY –
loại xà phòng giặt với chất lượng tuyệt hảo của xà phòng tắm và độ
nguyên chất lên đến 99,44/100%.”
71
được đăng hằng tuần trên tạp
chí Independent,
72
quảng cáo mô tả bàn tay tận tụy của một người
phụ nữ đang kê một sợi dây lên rãnh của một thanh xà phòng lớn
và nhẹ nhàng cắt nó ra làm hai bánh nhỏ hơn. Quảng cáo kết thúc
với câu khẩu hiệu dễ thương, “Nó nổi này!”
img440
Ở bên phải là một thanh xà phòng Ivory nguyên bản cùng bao bì
gốc của nó, được trưng bày trên một thùng hàng bên trong Trung
tâm Lưu trữ tại trụ sở Procter & Gamble vào thứ Sáu, ngày
18/06/2004, kế bên là mẫu đóng gói màu xanh hiện đại ngày nay.
Cả hai thanh xà phòng đều có thể nổi trên nước. Nguồn: Associated
Press.