Lúc đó, Vasella không hề biết gì về căn bệnh đã mang chị gái của
ông ra đi. Mãi đến vài năm sau đó khi theo học tại trường y khoa
của Đại học Bern, Thụy Sĩ thì ông mới thực sự hiểu về ung thư. Sau
bốn năm nắm giữ vai trò trưởng khoa nội tại Bệnh viện Đại học, ông
mới quyết định gia nhập công ty dược Sandoz và sau đó làm việc ở
Mỹ ba năm, trong đó có ba tháng làm việc tại Trường Kinh doanh
Harvard.
10
Trong khi xem xét hệ thống nghiên cứu của Novartis sau khi trở
thành CEO, Vasella đã gặp gỡ Alex Matter, người mà sau này ông
gọi là “kẻ phách lối tài năng”.
11
Với vóc dáng cao ráo cùng tính cách
dè dặt, gay gắt, Matter đã dành hơn 10 năm nghiên cứu ung thư tại
CIBA-Geigy trong một khu vực được mệnh danh là “nhà tù của
ngành y học”.
12
Đối với hầu hết các bác sĩ, cách chuẩn nhất để chống lại ung thư
chính là loại bỏ khối u, sau đó áp dụng hóa trị và xạ trị (tiêm các
chất độc hoặc chất phóng xạ vào cơ thể). Nếu bác sĩ có thể tiêu diệt
các tế bào ung thư nhanh hơn tế bào khỏe mạnh thì bệnh nhân sẽ
sống. Mặc dù thuốc điều trị ung thư có thể mang lại hiệu quả trong
việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính thì chúng cũng
phá hủy luôn các tế bào bình thường một cách bừa bãi và khiến
bệnh nhân yếu đi nhanh chóng. Bất kỳ ai từng đi lính đều có thể
chứng thực rằng toàn bộ quá trình, từ việc loại bỏ khối u đến hóa trị,
gần giống như việc cắt bỏ chi (tay, chân) để tránh nhiễm trùng lây
lan trước khi thuốc kháng sinh ra đời.
13
Đối với Alex Matter, cuộc tấn công dữ dội lên cơ thể bệnh nhân ung
thư là vô cùng tàn bạo. Ông cho rằng việc nghiên cứu thuốc chẳng
khác gì “bắn các hợp chất vào cơ thể chuột bạch và hy vọng điều tốt
đẹp nhất sẽ đến – có thể cục u sẽ giảm kích thước. Đó là tất cả về
quá trình nghiên cứu thuốc.”
14
Vì có quá ít thông tin về ung thư nên
cách duy nhất để kiểm tra trực giác của một người chính là đưa
chúng vào thử nghiệm và chờ xem điều gì sẽ xảy đến.
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM “LIỀU THUỐC THẦN”