Khi kiến thức chín muồi, những kẻ chuyên đi sao chép sẽ bắt kịp
được chúng ta. Bởi những kẻ đến sau này thường sẽ phát triển
được các hệ thống có chi phí thấp hơn, trong khi không hề thừa
hưởng bất kỳ tay nghề thủ công hay cơ sở vật chất nào từ thế hệ đi
trước, nên họ sẽ dễ gây áp lực lên những công ty tiên phong trong
ngành. Đó là lý do tại sao Steinway không thể đánh bại Yamaha
mặc cho chiếc đàn dương cầm tinh xảo nhất thế giới là do nghệ
nhân của Steinway tạo ra.
62
Liệu duy trì lợi thế cạnh tranh có khả thi
Để ngăn chặn quỹ đạo nguy hiểm này đòi hỏi các giám đốc điều
hành phải đánh giá lại kiến thức nền tảng hoặc chủ chốt của doanh
nghiệp cùng độ chín muồi của chúng. Xác định được nơi bản thân
đang đứng chính là bước đầu tiên cần làm. Do vậy, các nhà quản lý
phải tự hỏi chính mình nền tảng kiến thức nào đóng vai trò hệ trọng
nhất tại công ty của họ. Kiến thức chủ chốt của doanh nghiệp bạn là
gì? Nó đã chín muồi hay phát triển đến đến đâu?
Nếu tạo đột phá quan trọng đến vậy thì thời điểm thích hợp nhất là
khi nào?
Cho dù chỉ là trong nhận thức hay là thực tế, một cuộc khủng hoảng
doanh nghiệp thôi cũng đủ để thúc đẩy các lãnh đạo cấp cao thực
hiện một chiến lược tái định hướng ngay lập tức. Để phá vỡ thế bị
kìm kẹp của tổ chức hiện tại, các nhà lãnh đạo nên công bố một
chiến lược mới đồng thời tập trung phân bổ nguồn lực để đầu tư
vào những lĩnh vực mới hoặc gạt bỏ những dự án không còn hứa
hẹn. Nhưng thay đổi đột ngột như vậy trên diện rộng cũng có thể
khiến công ty phải gánh chịu những rủi ro lớn bởi không hề có kế
hoạch dự trù khi gặp sai lầm. Do đó, tốt hơn hết là hãy thử nghiệm,
đặt cược nhỏ hơn khi vẫn còn thời gian. Trên thực tế, các bạn
không cần phải dự đoán chính xác nơi công ty mình sẽ tạo nên đột
phá kế tiếp. Thay vào đó, hãy đột phá khi vẫn còn đủ thời gian.
63
Steve Jobs biết rất rõ điều này. Ông từng nói rằng, “Mọi thứ đều
diễn ra khá chậm, bạn biết đấy. Chúng là như vậy đấy. Những làn