bị duy nhất. Ba năm sau màn giới thiệu iPhone, iPad đã có màn ra
mắt mặc cho rủi ro rằng nó có thể cắt giảm doanh số bán máy Mac
để bàn.
61
* Self-cannibalization (tạm dịch là tự “ăn thịt” chính mình) là hành
động giảm doanh thu, số lượng sản phẩm sản xuất hoặc thị phần
của một sản phẩm nhằm giới thiệu một sản phẩm mới ít tiềm năng
hơn ra thị trường. (ND)
Mục đích của việc này không nhằm khuyến khích những hành vi liều
lĩnh. Nếu vai trò của CEO trong việc xây dựng chiến lược chỉ đơn
giản là tuyên bố hướng đi mới của doanh nghiệp khi dấu hiệu thành
công đã hiện rõ thì giá trị mà vị CEO đó thêm vào thực sự quá thấp.
Các doanh nghiệp muốn hướng về phía trước buộc phải xác định rõ
liệu họ có cần rẽ nhánh sang một ngành mới hay không cũng như
họ phải chuẩn bị sẵn nền tảng kiến thức để đương đầu với mạo
hiểm (rủi ro hủy hoại công việc kinh doanh hiện tại) thay vì truyền cơ
hội qua tay những kẻ đến sau.
Bây giờ, chúng ta đã hiểu rõ tại sao các công ty cần phải tạo nên
đột phá, ở ba chương kế tiếp, tôi sẽ phân tích hướng đi các công ty
nên theo đuổi trong tương lai. Những xu hướng mới nổi hoặc nền
tảng kiến thức mới nào cần thiết cho sự tồn tại của các công ty
trong tương lai? Hạn chế tiếp theo nằm ở đâu? Trong thế giới siêu
kết nối như hiện nay, khi tài năng, kiến thức và vốn không ngừng
dịch chuyển qua các quốc gia, tương lai dường như đang đến sớm
hơn những gì chúng ta dự đoán. Và vì tốc độ phát triển đang tăng
lênh nhanh chóng nên chúng ta cần phải xác định ngay các động
lực thúc đẩy tiềm ẩn. Yếu tố đòn bẩy mạnh nhất là gì? Chúng ta nên
tạo đột phá ở đâu?
TỔNG KẾT PHẦN I
Trước khi chuyển sang Phần II, hãy dành chút thời cùng xem xét lại
những gì chúng ta vừa học được.
Lợi thế cạnh tranh chỉ là nhất thời