4Tận dụng “kết nối mọi nơi”:
Từ gã thiên tài đơn độc đến trí
tuệ đám đông
Kể từ khi phát minh ra động cơ hơi nước, nền văn minh phương Tây
đã tiếp tục phát triển dựa trên giả định rằng xã hội phải cập nhật các
công nghệ mới. Đây chính là ý nghĩa trọng tâm của cách mạng công
nghiệp; chúng ta tin rằng xã hội đang thay đổi chứ không chỉ đơn
thuần là một thứ công nghệ mới ra đời.
- AMITAI ETZIONI VÀ RICHARD REMP
trích từ Technological Shortcuts To Social Change (tạm dịch: Thay
đổi xã hội với công nghệ hiện đại), 1973
CUỐN SÁCH ĐƯỢC VIẾT BỞI HÀNG TRĂM TÁC GIẢ
Từ Galileo Galilei đến Albert Einstein, từ Isaac Newton đến
Stenphen Hawking, từ Alex Matter của Novartis đến David Byerly
của Procter & Gamble, chúng ta có xu hướng tin rằng chỉ một vài cá
nhân mới có óc sáng tạo. Họ là những người tiên phong đã định
hình thế giới của chúng ta. Friedrich Nietzsche cũng từng nói rằng,
“Xuyên qua hoang hoải thời gian, một kẻ khổng lồ triệu tập thêm kẻ
khổng lồ khác, và không hề bận tâm đến những tên quỷ lùn đang xì
xầm khiếp đảm bên dưới.” Nhưng khi thế giới của chúng ta ngày
càng trở nên kết nối hơn, câu nói trên đã không còn đúng nữa. Trên
thực tế, những tiếng xầm xì của đám quỷ lùn hoàn toàn có thể đánh
bại một kẻ khổng lồ thông minh.
Alexander Osterwalder đã mắc phải tình cảnh như vậy. Tuy đã
thành lập một công ty khởi nghiệp cũng như đã làm việc trong nhiều
tổ chức phi lợi nhuận khác nhau, anh vẫn luôn trăn trở bởi một câu
hỏi khá đơn giản: Các chủ doanh nghiệp có thể thay đổi cách thức
phân phối dịch vụ và sản phẩm hiện có của họ đến khách hàng như