Đứng trước hơn 200 người bao gồm cả giám đốc và nhân viên, Lee Kun
Hee nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không thay đổi theo kịp với thời đại quốc tế
hóa thì vị trí số 2 sẽ thành 2,5. Chúng ta phải cố gắng làm tốt như hiện tại
mới có thể đạt được vị trí 1,5. Vì thế, hãy thay đổi mọi thứ trừ vợ và con cái
của bạn”. Có thể nói, ông đã thể hiện ý chí mạnh mẽ về việc phải chuẩn bị
thật tốt cho một thời đại quốc tế hóa và sự thay đổi của thời đại đang diễn ra
nhanh chóng.
Để chuẩn bị cho thời đại quốc tế hóa, ông bắt đầu rèn luyện nhân viên, đặt
trọng tâm vào chất lượng sản phẩm thay vì số lượng, đồng thời, chính thức
thực hiện Chính sách chuyên gia địa phương nhằm nâng cao năng lực toàn
cầu hóa.
Lựa chọn quyết định đưa ra ý tưởng và thực hiện chế độ Chuyên gia địa
phương chính là một điểm mấu chốt của chiến lược kinh doanh trù bị cho
thời đại quốc tế hóa trong tương lai bằng những nhân tài phát huy được tối
đa năng lực.
Trước Tuyên bố kinh doanh mới hay còn gọi là Tuyên bố Franfirk, từ năm
1990, tại Fukuoka, Lee Kun Hee đã đưa ra chủ trương “hãy đào tạo nhân tài
theo tiêu chuẩn của quốc gia sở tại”. Đồng thời, để chuẩn bị cho thời đại
toàn cầu trong tương lai, ông chọn ra một số nhân viên nhất định, trọng tâm
là những nhân viên có thâm niên làm việc tại công ty từ ba năm trở lên, gửi
họ ra nước ngoài trong vòng một năm để đào tạo thành các nhà chuyên môn
am hiểu về địa phương đó. Trước đó, hình thức này của ông chưa từng được
áp dụng tại Hàn Quốc.
Tập trung vào đối tượng là những nhân viên đã làm việc chăm chỉ tại công
ty ít nhất ba năm, Lee Kun Hee chọn ra một số người rồi phái họ tới nhiều
nơi trên khắp thế giới trong vòng một năm. Trong một năm này, ông không
bắt các nhân viên đó phải làm việc mà chỉ yêu cầu họ ăn, chơi, du ngoạn,
tìm hiểu văn hóa và học ngôn ngữ của đất nước mà họ đặt chân tới. Chế độ