LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 101

E. Việc sử dụng hạn chế những chính sách bảo hộ thương mại
ở Đức

Mặc dù Đức vẫn bị coi là quê hương của chủ nghĩa bảo hộ các ngành

non trẻ, nhưng thực tế, Đức chưa bao giờ sử dụng rộng rãi việc bảo hộ bằng
thuế quan. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Đức là một trong những nước có chế
độ thương mại tự do nhất trên thế giới, mặc dù một số ngành công nghiệp
nặng chủ chốt vẫn nhận được sự bảo hộ thuế quan đáng kể.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ở Đức đã từng tồn tại tự do

thương mại giống như ở Pháp trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
Minh chứng cho điều này chính là việc nhà nước Phổ từ thế kỷ XVIII trở đi
đã áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhằm khuyến khích phát triển
các ngành non trẻ, trong đó có đầu tư của chính phủ, hợp tác giữa nhà nước
và tư nhân, và rất nhiều các khoản trợ cấp.

Mặc dù sự phát triển sau đó của khu vực tư nhân đã khiến cho việc can

thiệp trực tiếp của nhà nước trở nên không cần thiết và không được ủng hộ,
nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò “định hướng” quan trọng. Đó là trường hợp
của một số ngành công nghiệp nặng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
(những ngành cũng đồng thời được bảo hộ mạnh mẽ trong thời gian này).
Cũng trong thời gian này, Đức đã đi tiên phong trong việc tạo ra những
thiết chế phúc lợi xã hội nhằm xoa dịu làn sóng cách mạng và thiết lập hòa
bình xã hội (xem thêm mục 3.2.6.A chương III).

Chính vì vậy, mặc dù không thể coi Đức là nhà nước của tự do kinh

doanh như Pháp trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhưng vẫn có thể
khẳng định rằng sự can thiệp của nhà nước Đức trong giai đoạn đuổi kịp
của mình không mạnh như nhiều người vẫn nghĩ, nhất là trong việc sử dụng
bảo hộ bằng thuế quan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.