LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 103

G. Chính sách can thiệp của nhà nước ở Nhật Bản thời cận đại
bị giới hạn do những cưỡng ép từ bên ngoài

Khi mới tiến hành mở cửa và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển công

nghiệp hiện đại, Nhật Bản không thể sử dụng chính sách bảo hộ thuế quan
nhằm khuyến khích các ngành mới vì một loạt các “hiệp ước bất bình
đẳng” mà nước này buộc phải kí kết, giới hạn thuế suất dưới 5%. Vì vậy,
Nhật buộc phải sử dụng các biện pháp khác, trong đó có xây dựng các nhà
máy kiểu mẫu trong những ngành công nghiệp then chốt (và sau đó nhanh
chóng được cổ phần hóa để tăng doanh thu và hiệu quả), trợ cấp cho các
ngành công nghiệp này và đầu tư phát triển giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Nhưng do tầm quan trọng của thuế quan như một công cụ nhằm khuyến
khích phát triển công nghiệp trong thời gian đó (khi các công cụ chính sách
khác vẫn chưa được tìm ra và/hoặc bị coi là “quá triệt để”), khiến cho việc
mất đi quyền tự quyết về thuế quan là một thiệt thòi đáng kể.

Phải đến đầu thế kỷ XX, khi các hiệp ước bất bình đẳng hết hiệu lực vào

năm 1911, Nhật Bản mới có thể xây dựng chiến lược phát triển công
nghiệp toàn diện hơn, trong đó bảo hộ bằng thuế quan là thành tố chính.
Giai đoạn sau Thế chiến II, khi nước này áp dụng một loạt “đổi mới” ấn
tượng với các chính sách ITT, và cho thấy khả năng áp dụng những công cụ
chính sách đa dạng giúp cho sự can thiệp của chính phủ hiệu quả hơn thì
Nhật Bản đã trở thành nước có tốc độ phát triển thần kì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.