LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 104

H. “Kẻ săn trộm trở thành người gác rừng”: Chính sách thay
đổi cùng với quá trình phát triển

Từ phần trình bày của tôi trong chương này, xuất hiện một sự kiện quan

trọng là các nước NDC đã thay đổi các chính sách dẫn đến sự thay đổi vị
thế tương đối của họ trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Một phần của sự thay
đổi là cố tình “lên gác rút thang”, nhưng đó cũng dường như là do xu
hướng tự nhiên của con người là giải thích lại quá khứ theo quan điểm của
hiện tại.

Khi đang trong giai đoạn đuổi kịp, các nước NDC đã bảo hộ các ngành

non trẻ, “săn trộm” những người thợ giỏi và mua lậu máy móc từ các nước
phát triển hơn, thiết lập mạng lưới tình báo công nghiệp và vẫn vi phạm
bản quyền sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa. Nhưng sau khi những nước này
trở thành những nước công nghiệp phát triển nhất, họ bắt đầu chuyển sang
chế độ tự do thương mại, ngăn cản sự rò rỉ công nghệ và sự di cư của
những người thợ giỏi; họ cũng trở thành những người bảo vệ chặt chẽ các
phát minh sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa của mình. Bằng cách này, những
người “săn trộm” dường như đã trở thành những “người gác rừng” với
những chuẩn mực bị đảo lộn.

Vào thế kỷ XIX, Anh đã gây khó khăn cho nhiều nước, đặc biệt là Đức

và Mỹ, những nước coi việc thuyết giáo về tự do thương mại của Anh là
một hành động đạo đức giả, bởi lẽ vào thế kỷ XVIII, Anh là nước áp dụng
các chính sách bảo hộ các ngành non trẻ mạnh hơn bất cứ nước nào khác.
Thái độ đó có lẽ cũng đang được lặp lại ngày nay, khi các nhà đàm phán
thương mại của Mỹ cũng đang rao giảng về ưu điểm của tự do thương mại
với các nước đang phát triển, hoặc khi các công ty dược phẩm của Thụy Sỹ
yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh hơn nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.