LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 99

C. Nước Mỹ như là “Quê hương và thành trì của chủ nghĩa bảo
hộ hiện đại”

Chính là nước Mỹ, chứ không phải nước Đức như mọi người vẫn thường

nghĩ, đã lần đầu tiên hệ thống hóa các quan điểm và chính sách phát triển
các ngành non trẻ mà Anh đã sử dụng rất hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát
triển công nghiệp của nước mình. Hệ thống những luận cứ đầu tiên biện
minh cho các ngành non trẻ được phát triển bởi các nhà tư tưởng Mỹ như
Alexander Hamilton và Daniel Raymond, trong khi Friedrich List, người
được coi là cha đẻ của những luận cứ này lại lần đầu tiên nghiên cứu chúng
trong thời gian ông sống lưu vong ở Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã vận dụng những lập luận này vào thực tế tích cực hơn

nhiều so với các nước khác trong suốt hơn một thế kỷ (1816-1945). Trong
thời gian này, Mỹ là nước có mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng chế tạo
cao nhất trên thế giới. Mặc dù nước này được hưởng lợi từ sự bảo hộ “tự
nhiên” do chi phí vận chuyển cao, ít nhất cho đến những năm 1870, nhưng
vẫn có lí khi nói rằng Mỹ là nước có mức độ bảo hộ cao nhất thế giới trong
giai đoạn đuổi kịp của mình. Chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu,
phi đảng phái, Pat Buchanan, đã nói rằng tự do thương mại là thứ “không
phải của Mỹ”.

Chắc chắn, các ngành công nghiệp của Mỹ không thực sự cần đến tất cả

những loại hình bảo hộ thuế quan đã được áp dụng, và nhiều loại thuế đã
được duy trì lâu hơn mức cần thiết. Nhưng, cũng rõ ràng là nền kinh tế Mỹ
không thể đạt được vị trí như ngày hôm nay nếu không có những chính
sách bảo hộ mạnh mẽ bằng thuế quan, ít nhất là cho những ngành non trẻ
then chốt. Cũng cần ghi nhận vai trò của chính phủ Mỹ trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng và trợ cấp cho R&D, và vẫn được duy trì cho đến hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.