LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 98

B. Huyền thoại về nước Anh như một nền kinh tế tự do thương
mại, tự do kinh doanh

Trái ngược với những luận điệu lừa bịp phổ biến, Anh là nước rất tích

cực, thậm chí trong một số lĩnh vực còn là nước tiên phong trong việc áp
dụng các chính sách can thiệp ITT nhằm hỗ trợ các ngành non trẻ cho đến
khi nước này thiết lập được vị trí hàng đầu trong công nghiệp của mình vào
giữa thế kỷ XIX, sau đó mới bắt đầu chuyển sang chế độ thương mại tự do.

Những chính sách này, mặc dù có phạm vi hạn chế, có từ thế kỷ XIV

(dưới thời Edward III) và thế kỷ XV (dưới thời Henry VII), đều có liên
quan tới sản xuất len, ngành công nghiệp hàng đầu lúc bấy giờ. Từ cuộc cải
cách chính sách thương mại của Walpole năm 1721 cho đến sự kiện xóa bỏ
Đạo luật Ngũ cốc năm 1846, Anh đã áp dụng các chính sách can thiệp ITT
mà sau này đã được các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan sử dụng trong quá trình công nghiệp hóa rất thành công sau Thế chiến
II. Nhiều chính sách chúng ta vẫn nghĩ là những phát minh của Đông Á,
như trợ cấp xuất khẩu và hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào
để sản xuất hàng xuất khẩu, thực chất đều đã được Anh sử dụng rộng rãi
trong suốt giai đoạn nói trên. Hơn nữa, cần ghi nhận rằng việc Anh áp dụng
các chính sách tự do thương mại cũng là nhằm phát triển các ngành công
nghiệp của nước này. Những người vận động cho tự do thương mại mạnh
mẽ nhất, trong đó dẫn đầu là Richard Cobden

[278]

, đều tin rằng việc nhập

khẩu tự do các hàng nông sản vào Anh sẽ làm nản chí các nước đối thủ
trong sản xuất, những nước sẽ không thể phát triển được nếu không có Đạo
luật Ngũ cốc của Anh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.