LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 97

hộ sẽ tương đối lớn. Tuy nhiên, cách giải thích này không thuyết phục. Lấy
một ví dụ là Thụy Điển, cũng là một nước nhỏ, nhưng vào khoảng từ cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX – khi nước này đang cố gắng đuổi kịp các
nước phát triển hơn trong một số ngành công nghiệp – đã áp dụng thành
công chính sách bảo hộ các ngành non trẻ. Có lẽ lí do thuyết phục hơn là,
không giống như Thụy Điển, đầu thế kỷ XIX, Hà Lan và Thụy Sỹ là hai
nước đã có trình độ công nghệ rất hiện đại. Trình độ công nghệ của họ đã
gần như ở mức hiện đại nhất thế giới trong suốt thời kì diễn ra Cách mạng
Công nghiệp ở châu Âu, và điều đó có nghĩa là họ đơn giản không cần
nhiều đến chính sách bảo hộ ngành non trẻ (xem chi tiết ở mục 2.2.6).

Tất nhiên, có thể nói rằng các nước NDC đã đều có thể tiến hành công

nghiệp hóa mà không phụ thuộc hay không cần đến những chính sách ITT
có tính chất can thiệp. Nhiều sự kiện lịch sử đã bị “nói quá lên” theo nghĩa
là có nhiều nhân tố ẩn sau đó; vốn dĩ đã khó chứng minh được rằng các
chính sách can thiệp ITT hay bất kì yếu tố nào khác là tác nhân chủ yếu dẫn
tới thành công của những nước đó.

[277]

Nhưng dường như có một sự trùng

hợp đáng chú ý: Nhiều nước đã áp dụng những chính sách này, từ nước
Anh ở thế kỷ XVIII cho đến Hàn Quốc ở thế kỷ XX, và đều đạt được
những thành tựu trong công nghiệp, nhất là khi quan điểm chính thống cho
rằng đó là những chính sách rất có hại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.