LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 120

1884 nước này mới áp dụng hình thức bỏ phiếu kín.

[313]

Ở Phổ, trước cuộc

cải cách về bầu cử vào năm 1919, do không tổ chức bỏ phiếu kín, nên người
sử dụng lao động có thể gây áp lực, buộc người lao động phải bầu theo cách
mà họ muốn. Phải tới năm 1913, tức là vài thập kỉ sau khi thông qua quyền
phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới, Pháp mới cho lá phiếu vào phong
bì và mới có phòng kín để cử tri bỏ phiếu.

[314]

Thứ hai, mua phiếu và gian lận trong bầu cử cũng là hiện tượng rất phổ

biến. Ví dụ, cho đến cuối thế kỷ XIX, hối lộ, đe dọa và hứa đảm bảo việc
làm là hiện tượng phổ biến trong các cuộc bầu cử ở Anh. Đạo luật Chống
tham nhũng (Corruption Practices Act) năm 1853-1854 là nỗ lực quan trọng
đầu tiên trong việc kiểm soát nạn tham nhũng trong bầu cử. Đây là đạo luật
thiết lập thủ tục về báo cáo và kiểm tra bầu cử và cũng là đạo luật đầu tiên
đưa ra định nghĩa về về các hành động như hối lộ, “chiêu đãi”, ảnh hưởng
không phù hợp và hăm dọa. Nhưng những biện pháp này không hiệu quả.

[315]

Đạo luật Chống tham nhũng và hoạt động phạm pháp (Corrupt and

Illegal Practices Act) được thông qua năm 1883 nhằm giải quyết một cách
đáng kể nạn tham nhũng trong bầu cử, nhưng vấn đề này vẫn tồn tại cho đến
thế kỷ XX, đặc biệt là tại các cuộc bầu cử địa phương.

[316]

Trong những thập

kỉ sau khi Mỹ áp dụng quyền phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới, vẫn
có rất nhiều trường hợp quan chức được sử dụng trong các chiến dịch tranh
cử của các đảng phái chính trị (trong đó có những khoản đóng góp bắt buộc
cho quỹ tranh cử) cũng như gian lận trong bầu cử và mua phiếu.

[317]

Với những cuộc bầu cử tốn kém như vậy, không quá ngạc nhiên khi các

quan chức được bầu là những kẻ tham nhũng. Cuối thế kỷ XIX, sự tham
nhũng trong các cơ quan lập pháp ở Mỹ, nhất là trong các hội đồng lập pháp
bang tồi tệ đến nỗi, Theodore Roosevelt, người sau này là tổng tống Mỹ phải
than vãn rằng những ủy viên hội đồng lập pháp bang New York, những
người tham gia vào việc bán phiếu công khai cho các nhóm vận động hành
lang, “nghĩ về đời sống công và cơ quan công quyền chẳng khác gì con kền
kền nghĩ đến xác một con cừu”.

[318]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.