LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 125

những người sẵn sàng đóng thuế cao nhất cho khoản lương của năm làm
việc đầu tiên.

[329]

Một phần vì chức vụ được mua bán một cách công khai như vậy nên ở

nhiều nước nó được chính thức coi là tài sản cá nhân. Ví dụ, ở Pháp, vì lí do
này mà trước nền Đệ Tam cộng hòa (1873), việc áp dụng những biện pháp
kỷ luật vào bộ máy hành chính hết sức khó khăn.

[330]

Ở Anh, trước cuộc cải

cách hồi đầu thế kỷ XIX, các bộ của chính phủ là những cơ sở tư nhân,
không chịu trách nhiệm trước Nghị viện; các bộ trả thù lao cho nhân viên
chứ không phải là trả lương và giữ lại nhiều chức vụ lỗi thời kiểu “ngồi mát
ăn bát vàng”.

[331]

Cùng với việc mua bán chức vụ là thầu thuế, hiện tượng

này tồn tại rộng rãi ở Pháp hồi trước Cách mạng, nhưng cũng được nhiều
nước, trong đó có Anh và Hà Lan sử dụng (xem chi tiết mục 3.2.5.D).

Hệ thống “chế độ ưu tiên giành chức vị”, là hệ thống mà các chức vụ

được phân chia cho những người trung thành của các đảng nắm quyền, là
thành tố quan trọng trong nền chính trị Mỹ sau khi xuất hiện hệ thống lưỡng
đảng với cuộc bầu cử của Tổng Thống Jackson vào năm 1828. Tình trạng
này còn tồi tệ hơn trong một vài thập kỷ sau Nội chiến.

[332]

Quần chúng đã

kêu gọi cải cách dịch vụ công trong suốt thế kỷ XIX nhằm xây dựng bộ máy
quản lí chuyên nghiệp và không mang tính đảng phái, nhưng trước khi Đạo
luật Pendleton được thông qua vào năm 1883 thì vẫn chẳng có một chút tiến
bộ nào (chi tiết, xem bên dưới).

[333]

Ý và Tây Ban Nha tiếp tục giữ hệ thống

“chế độ ưu tiên giành chức vị” trong suốt thế kỷ XIX.

[334]

Ngoài việc mua bán chức vụ, hiện tượng gia đình trị cũng rất thịnh hành.

Mặc dù các dữ liệu lịch sử rõ ràng về điều này là khó có được – và cho dù
chúng ta có dữ liệu như thế nào thì cũng phải phân tích một cách thận trọng
– Armstrong cho rằng phần lớn những quan chức hành chính có ảnh hưởng
ở Pháp và Đức có bố là những quan chức cấp cao, điều đó gợi ý rằng mức
độ gia đình trị là khá cao.

[335]

Ví dụ, trong số những quan chức cao cấp ở

Pháp thời tiền công nghiệp (đầu thế kỷ XIX), khoảng 23% có bố là các nhà
quản lí hành chính có quyền lực. Khi nền công nghiệp cất cánh vào khoảng
giữa thế kỷ XIX, tỉ lệ này vẫn còn là 21%. Ở Phổ, tỉ lệ này là 31% và 26%

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.