LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 139

B. Luật phá sản

Trong suốt hai thập kỉ qua, Luật phá sản ngày càng thu hút được sự chú ý.

Thất bại của các công ty lớn xảy ra sau những cuộc khủng hoảng kinh tế
khác nhau trong giai đoạn đó đã làm cho người ta nhận thức rõ hơn về sự
cần thiết của những cơ chế hiệu quả nhằm dung hòa những đòi hỏi cạnh
tranh với nhau, chuyển nhượng tài sản và bảo vệ việc làm. Về mặt này, cuộc
khủng hoảng công nghiệp ở các nước OECD trong những năm 1970 và
1980, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, sự thất bại cay đắng của quá trình
“chuyển tiếp” từ cuối những năm 1980 và cuộc khủng hoảng ở châu Á năm
1997 là đặc biệt quan trọng.

Trong khi cuộc tranh luận về việc những điều khoản nào tạo nên luật phá

sản tốt nhất còn chưa ngã ngũ – luật hữu hảo với con nợ của Mỹ, luật hữu
hảo với chủ nợ của Anh hay luật bảo vệ người lao động của Pháp – thì nhiều
người đồng ý rằng một bộ luật phá sản hữu hiệu là điều rất đáng mong chờ.

[370]

Ở châu Âu trong thời kì tiền công nghiệp, luật phá sản chủ yếu được coi

như là biện pháp thiết lập các thủ tục cho những chủ nợ tịch thu tài sản và
trừng phạt những doanh nhân không lương thiện và hoang phí đã vỡ nợ. Ở
Anh, luật phá sản đầu tiên được thông qua vào năm 1542, áp dụng cho các
thương nhân với một khoản nợ nhất định, mặc dù vậy, nó chỉ trở nên vững
chắc khi đạo luật được thông qua vào năm 1571. Nhưng, luật này tỏ ra quá
khắt khe với những doanh nhân phá sản, bởi theo luật thì tất cả tài sản trong
tương lai của những người này cũng phải được dùng để thanh toán những
món nợ cũ.

[371]

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, ngày càng có nhiều người chấp

nhận rằng công việc kinh doanh có thể thất bại vì những hoàn cảnh nằm
ngoài vòng kiểm soát của cá nhân, chứ không chỉ vì thái độ không trung
thực hay do hoang phí. Kết quả là luật phá sản bắt đầu được coi như một
cách giúp những người bị phá sản làm lại cuộc đời. Sự chuyển hóa như vậy
của luật phá sản, cùng với trách nhiệm hữu hạn phổ quát, là một trong những
thành tố quan trọng cho sự phát triển của cơ chế “xã hội hóa rủi ro”, tạo điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.