LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 146

Như đã đề cập trong Chương 2 ( mục 2.2.3), chính phủ Đức ban đầu đã hỗ

trợ mạnh mẽ các các-ten, và thúc đẩy việc thực thi các thỏa thuận của chúng
trong giai đoạn đầu tồn tại (cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX). Đỉnh điểm
là quyết định được tòa án tối cao thông qua năm 1897, theo đó các các-ten
được hợp pháp hóa. Từ Thế chiến I trở đi, việc thành lập các cac-ten trở
thành hiện tượng phổ biến và đấy là phương tiện để chính phủ lập kế hoạch
hoạt động kinh tế. Luật các-ten năm 1923 trao cho tòa án quyền xóa bỏ các
các-ten, là luật cạnh tranh đầu tiên ở châu Âu. Nhưng, luật này cũng không
hiệu quả do nó định nghĩa các-ten quá hẹp, và còn những người được luật
cho quyền kiểm soát các các-ten – cụ thể là Bộ Kinh tế và tòa án về các-ten
– thì ít khi sử dụng quyền này. Tòa án về các-ten bị bãi bỏ vào năm 1930,
khi một loạt các đạo luật khẩn cấp đã trao quyền cho chính phủ giải thể bất
kì các-ten nào, nếu cần thiết. Năm 1933, Bộ trưởng Bộ Kinh tế có quyền giải
thể bất kỳ các-ten nào hoặc ra lệnh thành lập các các-ten cần thiết.

[388]

Ở Na Uy, Luật về chống tờ-rớt được được thông qua lần đầu tiên năm

1926, nhưng hội đồng chống tờ-rớt hoạt động trên quan điểm rằng họ chỉ
nên giám sát thay vì ngăn cấm thẳng thừng các hành vi độc quyền. Mặc dù
luật này sau đó đã bị thay thế bằng Luật Giá cả và Luật Cạnh tranh vào năm
1953, những đạo luật này có những điều khoản cứng rắn hơn (ví dụ, từ nay
các công ty phải báo cáo việc liên doanh liên kết và những vụ sáp nhập lớn),
cuộc tấn công chính của chính sách chống tờ-rớt của Na Uy vẫn giữ nguyên
là công khai và kiểm soát chứ không phải áp đặt những cấm đoán triệt để.
Luật cạnh tranh Đan Mạch năm 1955 (Đạo luật độc quyền và Thỏa thuận
giữa các công ty) hoạt động trên cùng một nguyên tắc “công khai và kiểm
soát”.

[389]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.