LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 18

rõ ràng và chính xác những lí thuyết của mình về các giai đoạn phát triển
kinh tế.

[21]

Luận điểm “phát triển trễ” của sử gia kinh tế người Mỹ gốc Nga

– Alexander Gerschenkron – cũng tạo được ảnh hưởng khi ông dựa vào
kinh nghiệm của châu Âu trong thời kì công nghiệp hóa để lập luận rằng
quy mô ngày càng gia tăng của công nghệ là cực kì cần thiết đối với những
quốc gia đang bắt đầu công nghiệp hóa để triển khai các phương tiện mang
tính thiết chế mạnh hơn nhằm huy động các nguồn tài chính cho công
nghiệp. Tác phẩm của Gerschenkron tạo ra nền tảng quan trọng đối với tác
phẩm mang tính tiên phong của Hirschman trong môn kinh tế học phát
triển. Giáo trình kinh điển của Kindleberger về kinh tế học phát triển tham
khảo rộng rãi kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia đã phát triển, và lại lần
nữa sử dụng nhiều tham khảo từ tác phẩm của Gerschenkron.

[22]

Trong những năm 1960, thời hoàng kim của kinh tế học phát triển, thậm

chí đã có một số tác phẩm chọn lọc những bài tiểu luận với ý định rõ ràng
là tìm ra những bài học từ kinh nghiệm lịch sử của các nước đã phát triển
cho các quốc gia đang phát triển lúc đó

[23]

. Cuối năm 1969, Gustav Ranis,

nhà kinh tế học phát triển hàng đầu thuộc Trường phái Tân cổ điển, đã viết
một bài báo với tựa đề “Phát triển kinh tế theo quan điểm lịch sử” cho tạp
chí chính thống quan trọng nhất là tờ American Economic Review.

[24]

Không may, trong suốt hai thập kỉ gần đây, ngay cả hai lĩnh vực liên

quan nhiều nhất đến cách tiếp cận lịch sử này là kinh tế học phát triển và
lịch sử kinh tế đã bị kinh tế học Tân cổ điển dòng chính khuynh loát, mà
kinh tế học Tân cổ điển dòng chính lại dứt khoát bác bỏ kiểu lập luận quy
nạp như vậy. Kết quả không may này khiến cuộc tranh luận hiện nay về
việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế trở thành cuộc tranh luận phi
lịch sử một cách bất thường.

Chắc chắn là sách báo viết về phát triển tràn đầy những tuyên bố dựa

trên nền tảng lí thuyết (ví dụ như thương mại tự do có lợi cho tất cả các
nước) và cũng có thể dựa vào những kinh nghiệm hiện nay (chẳng hạn như
sách báo về “tình trạng phát triển” ở Đông Á). Tuy nhiên, hiện nay chúng ta
ít khi thấy các cuộc tranh luận dựa trên kinh nghiệm lịch sử của các quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.