LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 31

(xem mục 2.3.2). Tất nhiên, trường hợp ngoại lệ rõ ràng nhất là Mỹ: ngay
cả trong giai đoạn đó, nước này vẫn duy trì những hàng rào thuế xuất nhập
khẩu rất cao. Nhưng, vì Mỹ chỉ là một phần nhỏ của nền kinh tế thế giới,
cho nên có thể không hoàn toàn vô lí khi nói rằng đây là giai đoạn gần với
thương mại tự do nhất mà thế giới từng có (hoặc là sẽ có).

Quan trọng hơn, phạm vi can thiệp của nhà nước trước Thế chiến I (và

có thể thậm chí đến tận Thế chiến II) là khá hạn chế, xét theo những tiêu
chuẩn hiện nay. Lấy ví dụ: trước những năm 1930, sự thống lĩnh của học
thuyết về cân bằng thu chi và ít loại thuế (đa số các nước không có thuế thu
nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp) đã giới hạn đáng kể phạm vi ảnh
hưởng của chính sách ngân sách linh hoạt. Vì không có nhiều nguồn thu
thuế nên ngân sách nhà nước bị hạn chế, do đó rất khó có thể chi tiêu nhiều
cho các mục đích phát triển, trừ việc đầu tư xây dựng đường sắt ở nhiều
nước. Mãi đến đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước mới có ngân hàng trung
ương hoàn chỉnh, do vậy chính sách tiền tệ cũng có nhiều hạn chế. Nói
chung, các ngân hàng chủ yếu là của tư nhân và ít chịu sự kiểm soát của
chính phủ nên cơ hội sử dụng “các chương trình tín dụng do nhà nước chỉ
đạo” (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Pháp đã áp dụng rất hiệu quả
sau chiến tranh) cũng không có nhiều. Các biện pháp như quốc hữu hóa các
ngành công nghiệp và xây dựng các chương trình đầu tư theo định hướng –
những biện pháp đã tỏ ra rất hữu hiệu ở các nước châu Âu đặc biệt ở Pháp,
Áo và Na Uy vào những năm đầu sau chiến tranh – mà trước Thế chiến II
đều được xem là chỉ thích hợp trong thời chiến. Một trong những hậu quả
ngược đời phát sinh từ những hạn chế này chính là trong thế kỷ XIX bảo hộ
bằng thuế xuất nhập khẩu trở thành công cụ chính sách quan trọng hơn là
trong thời đại của chúng ta.

Mặc dù có những hạn chế như vậy, nhưng như tôi đã nói trong Chương 1

và sẽ bàn đến cụ thể hơn ở chương này, hầu như tất cả các nước NDC đều
rất tích cực áp dụng các chính sách can thiệp trong công nghiệp, thương
mại và công nghệ (ITT – industrial, trade and technology policies) nhằm
thúc đẩy những ngành non trẻ trong giai đoạn đuổi kịp của mình.

[35]

Ở phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.