LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 30

theo học thuyết Tân-Tự do dưới thời Tổng Thống Fernando Henrique
Cardoso, một nhà lý thuyết quan hệ phụ thuộc hàng đầu (Dependency
Theory); Mexico – nước có truyền thống chống Mỹ – tham gia NAFTA
(Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ); và Ấn Độ – vốn là thành trì của
chủ nghĩa bảo hộ – chuyển sang một nền kinh tế tự do và mở cửa hơn.

[32]

Cùng với sự ra đời của các thiết chế quản trị quốc tế mới, tiêu biểu là

WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), những thay đổi chính sách ở cấp độ
quốc gia đã tạo ra một hệ thống kinh tế thế giới mới; sự thịnh vượng tiềm
năng của hệ thống này có thể sánh ngang với “thời kì vàng son” của chủ
nghĩa tự do (1870-1914).

[33]

Renato Ruggiero, tổng giám đốc đầu tiên của

WTO, khẳng định rằng, nhờ có trật tự thế giới mới này mà “bước sang thế
kỷ tiếp theo [thế kỷ XXI] chúng ta sẽ có khả năng xóa bỏ được nạn nghèo
đói trên thế giới – điều mà cách đây vài thập kỉ là không tưởng, nhưng hiện
nay lại là điều hoàn toàn khả thi”.

[34]

Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, câu chuyện này tạo ra một bức tranh có

tác động rất mạnh, nhưng lại sai một cách cơ bản. Thật ra, chúng ta cũng
phải thừa nhận rằng, ở những khía cạnh nào đó, giai đoạn cuối thế kỷ XIX
có thể được coi là thời đại của tự do kinh doanh (laissez-faire).

Để bắt đầu, như chúng ta thấy ở bảng 2.1, khoảng cuối thế kỷ XIX, chế

độ thương mại tự do từng giữ thế thượng phong ở nhiều nơi trên thế giới.
Bắt đầu vào năm 1846, với sự xóa bỏ các Luật Ngũ cốc, Anh đã đơn
phương chuyển sang chế độ tự do thương mại (được hoàn thiện vào những
năm 1860), mặc dù sự chuyển đổi này dựa trên sự vượt trội, không có đối
thủ về kinh tế của Anh lúc đó và có sự liên hệ khá phức tạp với chính sách
thực dân của Anh. Trong giai đoạn 1860-1880, nhiều nước châu Âu đã cắt
giảm đáng kể thuế xuất nhập khẩu mang tính bảo hộ. Cùng thời gian đó,
hầu hết phần còn lại của thế giới bị buộc phải thực hiện tự do thương mại
dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (xem mục 2.3.1); còn một ít quốc
gia độc lập trên danh nghĩa – các nước Mỹ Latinh, Trung Quốc, Thái Lan
(lúc đó có tên là Siam), Iran (lúc đó có tên là Ba Tư) và Thổ Nhĩ Kì (lúc đó
là đế chế Ottoman) – bị buộc phải kí những hiệp ước hết sức bất bình đẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.