LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 47

đối với sản phẩm bằng sắt và hàng dệt may (ví dụ: 40-45% đối với các sản
phẩm từ len và 50% đối với quần áo). Sự việc này đã dẫn tới Cuộc Khủng
hoảng Vô hiệu [Nullification: lí thuyết nói rằng các bang có quyền phủ
quyết hoặc làm mất hiệu lực bất kì luật liêng bang nào mà họ coi là vi hiến
– ND] bắt đầu bằng sự kiện bang Nam Carolina từ chối thi hành đạo luật.
Một dự luật mang tính thỏa hiệp đã được thông qua vào năm 1833, trong đó
chỉ đưa ra sự cắt giảm ngay lập tức đối với một số ít các loại thuế, nhưng
lại có lộ trình cắt giảm thuế trong vòng 10 năm cho đến khi thuế suất trung
bình đối với hàng chế tạo chỉ còn khoảng 25%, và với tất cả các hàng hóa
là 20%. Nhưng sau đó 10 năm, vào năm 1842, một đạo luật về thuế mới lại
được ban hành, tăng thuế nhập khẩu trở lại mức của năm 1832.

[102]

Mức độ bảo hộ đã giảm theo luật thuế năm 1846, mặc dù thuế suất trung

bình theo giá trị (ad valorem) đối với 51 loại hàng hóa nhập khẩu quan
trọng nhất vẫn còn là 27%. Có sự cắt giảm hơn nữa vào năm 1857, đó là do
liên minh của các đảng viên Đảng Dân chủ, tức là những nhà sản xuất vải
muốn đưa lông cừu vào danh sách miễn thuế và các nhà tư bản đường sắt
đưa sắt thép vào danh mục miễn thuế. Bairoch mô tả giai đoạn 1846-1861
là giai đoạn “bảo hộ ôn hòa”.

[103]

Nhưng, chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ chỉ ở

mức độ “ôn hòa” theo những tiêu chuẩn có tính lịch sử của Mỹ mà thôi
(xem bảng 2.1). Cần phải chỉ ra rằng, cho đến tận những năm 1870, do chi
phí vận chuyển đến Mỹ là rất cao, nên các rào cản thương mại của Mỹ vẫn
lớn hơn của châu Âu rất nhiều, kể cả khi thuế suất ở hai khu vực này là như
nhau.

[104]

Tuy nhiên, căng thẳng xung quanh vấn đề thuế xuất nhập khẩu và nô lệ

giữa miền Nam và miền Bắc vẫn tồn tại dai dẳng, và cuối cùng đã dẫn đến
cuộc Nội chiến 1861-1865. Người ta vẫn cho rằng vấn đề nô lệ là nguyên
nhân duy nhất của cuộc Nội chiến này, nhưng thực ra thuế xuất nhập khẩu
cũng là một nguyên nhân quan trọng khác. Garraty và Carnes khẳng định
rằng “một cuộc chiến chống lại chế độ nô lệ có lẽ sẽ không được đa số
người miền Bắc ủng hộ. Chế độ nô lệ là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự li
khai giữa hai miền, nhưng đó không phải là yếu tố khiến miền Bắc quyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.