LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 49

Nội chiến, Lincoln thể hiện rõ ông sẵn sàng duy trì chế độ nô lệ ở các bang
miền Nam để giữ vững Liên minh. Ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ vào
mùa thu năm 1862 như một bước đi chiến lược để giành chiến thắng trong
cuộc Nội chiến hơn là để tránh bị kết án về mặt đạo đức.

[112]

Năm 1862, một đạo luật mới về thuế xuất nhập khẩu được ban hành. Nó

được ngụy trang như để “bù đắp” cho sự gia tăng thuế tiêu thụ và thuế thu
nhập khẩn cấp trong thời gian diễn ra cuộc Nội chiến nhằm duy trì mức độ
bảo hộ như cũ. Đạo luật này đã tăng các thuế suất lên “mức cao nhất trong
vòng 30 năm – trong nhiều trường hợp còn cao hơn nhiều so với thuế tiêu
thụ mới được quy định”.

[113]

Năm 1864, thuế xuất nhập khẩu còn tăng hơn

nữa, lên mức cao nhất kể từ trước đến lúc bấy giờ, đấy là để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu cho chiến tranh; và thuế suất đó vẫn được duy trì sau chiến
tranh, mặc dù một số loại thuế trong nước đã bị xóa bỏ.

[114]

Bằng cách đó,

chiến thắng của miền Bắc trong cuộc Nội chiến đã giúp Mỹ tiếp tục là nước
thực hiện chính sách bảo hộ các ngành non trẻ một cách tích cực nhất cho
đến Thế chiến I, và thậm chí đến tận Thế chiến II – nếu không kể Nga, giai
đoạn đầu thế kỷ XX (xem bảng 2.1).

[115]

Năm 1913, sau chiến thắng của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử, dự luật

thuế xuất nhập khẩu do Underwood khởi xướng đã được thông qua, dẫn
đến “một lượng lớn hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và giảm đáng kể
thuế suất nhập khẩu trung bình”;

[116]

thuế suất trung bình đối với hàng chế

tạo giảm từ 44% xuống còn 25%. Nhưng, Thế chiến I nổ ra đã khiến cho
đạo luật này trở nên vô hiệu, và một đạo luật khẩn cấp về thuế xuất nhập
khẩu mới được ban hành vào năm 1922, sau khi Đảng Cộng hòa nắm lại
chính quyền năm 1921. Theo đó, mặc dù thuế suất không trở lại mức cao
như giai đoạn 1861-1913 nữa, nhưng thuế đối với hàng chế tạo nhập khẩu
đã tăng lên 30%.

[117]

Để đối phó với cuộc Đại Khủng hoảng, luật thuế Smoot-Hawley được

ban hành năm 1930, và theo Bhagwati thì đây là “hành động bài thương
mại điên rồ dễ thấy nhất và kịch tính nhất”.

[118]

Nhưng đây lại là một nhận

xét làm người ta dễ hiểu sai. Trong khi đạo luật này đã gây ra một cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.