LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 51

Mặc dù một số nhà bình luận vẫn còn nghi ngờ về việc chính sách bảo hộ
có làm tăng tổng phúc lợi xã hội hay không, nhưng tăng trưởng của nền
kinh tế Mỹ trong giai đoạn bảo hộ khiến cho thái độ hoài nghi như thế trở
nên quá thận trọng, nếu không muốn nói là hết sức định kiến.

Bairoch chỉ ra rằng, trong suốt thế kỷ XIX và cho đến những năm 1920,

Mỹ là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, mặc dù là nước có
mức độ bảo hộ cao nhất trong hầu như suốt giai đoạn này.

[122]

Cũng không

có bằng chứng nào cho thấy việc giảm bớt mức độ bảo hộ trong giai đoạn
1846-1861 có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Điều
thú vị nhất là, từ năm 1830 đến năm 1910, có hai giai đoạn mà GDP bình
quân đầu người của Mỹ có tốc độ gia tăng nhanh nhất là từ năm 1870 đến
năm 1890 (2,1%) và từ năm 1890 đến năm 1910 (2%) – ở cả hai giai đoạn
này, mức độ bảo hộ của Mỹ đều rất cao.

[123]

Khó mà tin được rằng đây chỉ

là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thực ra, O’Rourke đã đưa ra những số liệu
thống kê cho thấy ở 10 nước NDC (gồm cả Mỹ) trong “giai đoạn vàng son
của chủ nghĩa tự do” từ năm 1875 đến năm 1914, thì mức độ bảo hộ (được
đo bằng thuế suất trung bình) ở các nước này đều có tác động tích cực đối
với tốc độ tăng trưởng.

[124]

Tất nhiên, như nhiều người đã chỉ ra, bảo hộ bằng thuế xuất nhập khẩu

đối với một số ngành công nghiệp đã được duy trì lâu hơn mức cần thiết.
Ví dụ, mặc dù vẫn có những tranh cãi,

[125]

nhưng nhiều người đều đồng ý

rằng cho đến những năm 1930, ngành dệt may của Mỹ thực sự không cần
bảo hộ nữa, đặc biệt là trong những phân khúc thị trường có giá trị gia tăng
thấp.

[126]

Có nhiều khả năng là do áp lực của một số nhóm lợi ích trong xã

hội, nhiều loại thuế được đặt ở mức quá cao, và quá trình đưa ra chính sách
của chính phủ thì quá phức tạp. Mặc dù có những sự dè dặt như vậy, nhưng
thật khó phủ nhận rằng, nếu không có chính sách bảo hộ các ngành non trẻ
thì Mỹ đã không thể tiến hành công nghiệp hóa và phát triển với tốc độ
nhanh chóng như vậy trong giai đoạn đuổi kịp của mình.

Thuế quan bảo hộ không phải là chính sách duy nhất được chính phủ Mỹ

áp dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong giai đoạn đuổi kịp của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.