LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 50

chiến về thuế quan trên thế giới, nhưng do nó ra đời vào một thời điểm
không thích hợp – đặc biệt do việc Mỹ đã trở thành quốc gia cho vay lớn
nhất thế giới trong thời kì hậu chiến [Thế chiến I – ND] – nó không gây ra
sự thay đổi cơ bản trong chính sách thương mại truyền thống của Mỹ.

[119]

Trên thực tế, luật thuế Smoot-Hawley chỉ gia tăng không đáng kể mức

độ bảo hộ của nền kinh tế Mỹ. Như chúng ta thấy ở bảng 2.1, thuế suất
trung bình đối với hàng chế tạo theo quy định của đạo luật này là 48% và
vẫn nằm trong phạm vi thuế suất đã có ở Mỹ từ cuộc Nội chiến, mặc dù nó
ở mức cao nhất trong khoảng này. Phải so sánh với sau giai đoạn “tự do”
ngắn ngủi từ năm 1913-1929, thì luật thuế năm 1930 mới có thể được coi là
sự tăng cường của chủ nghĩa bảo hộ, mặc dù thậm chí mức tăng không
nhiều. Bảng 2.2 cho thấy thuế suất trung bình đối với hàng chế tạo năm
1925 là 37% và tăng lên 48% vào năm 1931.

Chỉ sau Thế chiến II, khi đã trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế

giới, Mỹ mới tiến hành tự do hóa thương mại và bắt đầu bênh vực cho
những luận cứ ủng hộ tự do thương mại. Nhưng, cần phải lưu ý rằng, Mỹ
chưa bao giờ thực hiện tự do thương mại ở mức mà Anh đã thực hiện trong
giai đoạn 1860-1932. Mỹ chưa bao giờ hạ mức thuế xuống bằng 0 như ở
Anh và Mỹ cũng là nước tích cực hơn nhiều trong việc áp dụng các chính
sách bảo hộ “ngầm”. Các chính sách này bao gồm: hạn chế xuất khẩu một
cách tự nguyện (VERs – voluntary export restraints); áp đặt hạn ngạch với
hàng dệt may và quần áo (thông qua hiệp ước đa phương về dệt may); bảo
hộ và trợ cấp cho nông nghiệp; và các biện pháp trừng phạt thương mại đơn
phương (nhất là sử dụng thuế chống bán phá giá).

[120]

Ngược lại với những quan điểm trước đây một thế hệ, mà tiêu biểu là

công trình của North đã nêu ở trên, hiện nay các sử gia kinh tế Mỹ – những
người trước đây thường rất thận trọng khi nói về ý nghĩa tích cực của chế
độ bảo hộ – đang ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của nó. Ngày
nay, ít nhất người ta cũng nhất trí rằng bảo hộ bằng thuế xuất nhập khẩu có
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các ngành công nghiệp then
chốt, như dệt may (đầu thế kỷ XIX), sắt và thép (nửa sau thế kỷ XIX).

[121]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.