2.2.4. Pháp
Cũng như Đức, Pháp có một huyền thoại lâu dài về chính sách kinh tế
của nước này. Đấy là quan điểm cho rằng (chủ yếu được truyền bá bởi
những người theo quan điểm tự do của Anh) nền kinh tế Pháp luôn chịu sự
chỉ huy của nhà nước – trái ngược với tự do kinh doanh của Anh. Điều này
có lẽ chỉ đúng với nước Pháp trong khoảng thời gian trước Cách mạng
Pháp [1789] và sau Thế chiến II, chứ không đúng với phần lịch sử còn lại
của đất nước này.
Các chính sách kinh tế của Pháp giai đoạn trước Cách mạng – thường
gọi là “chủ nghĩa Colbert”, theo tên của Jean-Baptiste Colbert (1619-1683),
bộ trưởng Bộ Tài chính nổi tiếng dưới thời vua Louis XIV – chắc chắn là
mang tính chất can thiệp sâu sắc. Ví dụ: vì đầu thế kỷ XVIII công nghệ của
Pháp tương đối lạc hậu so với Anh, nhà nước Pháp đã tìm mọi cách lôi kéo
một lượng lớn những người thợ giỏi của Anh.
như nhiều nước châu Âu khác, trong giai đoạn trước Cách mạng, Pháp
cũng phát triển mạng lưới tình báo công nghiệp bằng cách ban thưởng hậu
hĩnh cho những ai mua được những bí quyết công nghệ mới, thậm chí còn
cử cả một viên chức nhà nước dưới danh nghĩa là Tổng thanh tra các nhà
máy của nước ngoài mà nhiệm vụ chính là tổ chức mạng lưới tình báo công
nghiệp (xem mục 2.3.3). Một phần nhờ những nỗ lực này của chính phủ mà
Pháp đã thu hẹp được khoảng cách về công nghệ với nước Anh, tiến hành
công nghiệp hóa thành công trước khi Cách mạng bùng lên.
Cách mạng đã làm đảo lộn nghiêm trọng tiến trình này. Milward và Saul
khẳng định rằng Cách mạng đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính
sách kinh tế của chính phủ Pháp, bởi “việc xóa bỏ chế độ chuyên chế
dường như gắn bó chặt chẽ với với việc áp dụng một hệ thống kinh doanh
tự do hơn trong trí não của các nhà Cách mạng”.
Những năm sau cách
mạng, các chính quyền, đặc biệt là chính quyền Napoleon, đã có nhiều nỗ
lực nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp, nhất là công nghệ. Việc này
được thực hiện bằng nhiều cách như tổ chức các triển lãm công nghiệp, tổ