LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 67

Các phương thức hợp tác tương tự giữa nhà nước và tư nhân cũng được

áp dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước – điện thoại và điện tín
trong những năm 1880 và thủy điện trong những năm 1890. Người ta cũng
cho rằng hình thức hợp tác kĩ thuật lâu dài với các doanh nghiệp nhà nước
chính là phương thức để biến những công ty như Ericsson (hãng điện thoại)
và ASEA (nay là một phần của ABB, công ty liên doanh giữa Thụy Điển
và Thụy Sỹ, chuyên sản xuất thiết bị đường sắt và thiết bị điện) trở thành
những công ty hàng đầu thế giới.

[182]

Hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân cũng được áp dụng trong

những ngành không thuộc cơ sở hạ tầng. Năm 1747, Phòng quản lí Ngành
sắt bán tự quản được thành lập. Người đứng đầu phòng này do Hiệp hội
Chủ doanh nghiệp sắt bầu ra, và văn phòng này duy trì một liên minh về
giá cả, chia các khoản vay ưu đãi, cung cấp các thông tin về địa chất và
công nghệ, cung cấp học bổng nhằm tìm kiếm công nghệ và khuyến khích
những công trình nghiên cứu về luyện kim. Ngành công nghiệp này được
tự do hóa từ giữa thế kỷ XIX, bắt đầu với việc tự do buôn bán sắt cuộn
trong nội bộ quốc gia (1835) và việc xóa bỏ hầu hết các hạn chế vào năm
1858. Tuy nhiên, ngay cả sau đó hiệp hội này vẫn tiếp tục hợp tác với chính
phủ nhằm nâng cao hơn nữa các tiêu chuẩn công nghệ và kĩ năng lao động.
Một điều thú vị là những sáng kiến này rất giống với các mô hình hợp tác
giữa nhà nước và tư nhân nổi tiếng ở các nước Đông Á sau này.

[183]

Chính phủ Thụy Điển cũng có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy việc tiếp thu

các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài (thông qua cả các mạng lưới tình báo
công nghiệp, xem thêm mục 2.3.3). Tuy nhiên, việc chú trọng tích lũy
“năng lực công nghệ” (cách gọi hiện đại) đáng chú ý hơn nhiều.

[184]

Chính

phủ Thụy Điển trả lương và chi phí đi lại cho việc học tập và nghiên cứu.
Bộ Giáo dục được thành lập năm 1809, và giáo dục tiểu học trở thành bắt
buộc vào những năm 1840. Các trường cấp ba được thành lập trong những
năm 1860, và quy định bắt buộc đi học ít nhất trong sáu năm có hiệu lực từ
năm 1878. Đối với giáo dục bậc cao, chính phủ Thụy Điển hỗ trợ thành lập
các viện nghiên cứu công nghệ, trong đó nổi tiếng nhất là Viện Công nghệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.