Chalmers ở Gothenburg, và trực tiếp tài trợ cho hoạt động nghiên cứu trong
các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành luyện kim và các ngành liên quan
đến gỗ.
Chính sách kinh tế của Thụy Điển có sự thay đổi quan trọng sau khi
Đảng Xã hội chủ nghĩa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 1932
(nắm quyền trong vòng chưa đầy 10 năm sau đó), và một “hiệp ước lịch
sử” giữa công đoàn và hiệp hội giới chủ được kí kết vào năm 1936 (hiệp
ước Saltsjöbaden). Những chính sách được xây dựng sau hiệp ước năm
1936 ban đầu tập trung vào việc xây dựng hệ thống, trong đó giới chủ sẽ
đóng góp cho một nhà nước phúc lợi rộng rãi và đầu tư cao để đổi lấy sự
nhượng bộ về tiền lương của công đoàn.
Từ sau Thế chiến II, các chính sách khuyến khích nhằm hiện đại hóa
công nghiệp được áp dụng. Trong những năm 1950 và 1960, Nghiệp đoàn
trung ương (LO – Landsorganisationen i Sverige) đã thông qua Kế hoạch
Rehn-Meidner.
Kế hoạch này áp dụng chính sách “tiền lương đoàn
kết”, nhằm tạo ra mức lương giống nhau cho những người thợ cùng tay
nghề trong tất cả các ngành. Chính sách này được kì vọng là sẽ gây áp lực
lên những doanh nghiệp ở những ngành có mức lương thấp phải tăng
nguồn vốn của mình hoặc sa thải bớt công nhân; trong khi đó, cho phép các
doanh nghiệp ở những ngành có mức lương cao có thể tăng phần lợi nhuận
giữ lại của mình và có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách nhanh
chóng hơn. Kế hoạch này còn được bổ sung thêm bằng chính sách “thị
trường lao động năng động”, trong đó hỗ trợ việc đào tạo và tái phân bổ
những lao động dôi ra từ công cuộc hiện đại hóa. Hầu hết mọi người đều
thừa nhận là chiến lược này đã có đóng góp tích cực cho những thành công
của công cuộc hiện đại hóa công nghiệp ở Thụy Điển trong những năm sau
chiến tranh.
Như vậy, chiến lược hiện đại hóa công nghiệp của Thụy Điển là sự kết
hợp của chính sách “tiền lương đoàn kết” và chính sách “thị trường lao
động năng động”, và khác hẳn so với chiến lược của những nước được bàn
đến ở đây. Tuy có sự khác biệt như vậy, nhưng cả hai kiểu chiến lược, trên