2.2.5. Thụy Điển
Mặc dù Thụy Điển vẫn được coi là “nền kinh tế nhỏ và mở cửa” vào thời
hậu Thế chiến II, nhưng trên thực tế quốc gia này không bước vào thời kì
hiện đại với chế độ thương mại tự do. Sau khi các cuộc chiến tranh
Napoleon kết thúc, chính phủ Thụy Điển đã thông qua một đạo luật về thuế
xuất nhập khẩu mang tính bảo hộ cao (năm 1816), cấm xuất khẩu và nhập
khẩu một số mặt hàng. Do tác động của các thuế suất cao, việc cấm nhập
khẩu các sản phẩm hoàn thiện làm từ bông và thuế suất thấp đối với bông
nguyên liệu nhập khẩu, nên việc sản xuất vải bông ở trong nước đã tăng lên
đáng kể.
Như vậy là, một lần nữa ta lại thấy sự giống nhau giữa các
chính sách thuế khóa của Thụy Điển với của Anh trong thế kỷ XVIII (xem
mục 2.2.1), cũng như của Hàn Quốc và Đài Loan sau Thế chiến II (xem
mục 2.2.7).
Nhưng, từ năm 1830 trở đi, mức độ bảo hộ ngày càng giảm dần.
Thuế suất rất thấp đã được duy trì cho tới tận cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là
sau năm 1987, năm xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu đối với thực phẩm, nguyên
liệu và máy móc.
Như ta thấy ở bảng 2.1, khoảng năm 1875, trong
những nền kinh tế lớn, Thụy Điển có thuế suất thấp nhất.
Nhưng, giai đoạn tự do thương mại này không tồn tại được lâu. Từ
khoảng năm 1880, Thụy Điển bắt đầu sử dụng thuế xuất nhập khẩu như
một biện pháp nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp dưới sức ép cạnh tranh từ
Mỹ. Sau năm 1892 (trước đó bị bó buộc bởi rất nhiều hiệp ước thương
mại), Thụy Điển cũng bắt đầu sử dụng bảo hộ bằng thuế xuất nhập khẩu và
trợ cấp cho lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí vừa mới xuất
hiện.
Như có thể thấy ở bảng 2.1, đến năm 1913, thuế suất trung bình
của Thụy Điển đối với hàng chế tạo thuộc loại cao nhất châu Âu. Theo một
công trình nghiên cứu được thực hiện trong những năm 1830, trong số 14
nước được nghiên cứu, Thụy Điển xếp thứ hai sau Nga về mức độ bảo hộ
sản xuất.