này chủ yếu là để bảo hộ các ngành công nghiệp đã tồn tại từ trước, đặc
biệt là nông nghiệp, chứ không nhằm hiện đại hóa công nghiệp.
Chỉ sau khi Thế chiến II kết thúc, giới tinh hoa của Pháp mới hợp sức lại
để tái tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tháo gỡ những vấn đề khiến đất nước
rơi vào tình trạng lạc hậu về công nghiệp. Trong suốt giai đoạn này, nhất là
cho đến cuối những năm 1960, chính phủ Pháp đã áp dụng chính sách kế
hoạch hóa có định hướng, các doanh nghiệp nhà nước và các chính sách
công nghiệp mà ngày nay gọi là các chính sách (dù không hoàn toàn đúng)
mang “phong cách Đông Á” nhằm đuổi kịp các nước tiên tiến hơn. Kết quả
là, cấu trúc nền kinh tế Pháp đã chuyển đổi hết sức thành công, và cuối
cùng đã vượt qua Anh cả về sản lượng và công nghệ (ở hầu hết các lĩnh
vực).
, nên nhiều học giả Anh (gồm cả những người thân Pháp) đều
nhấn mạnh sự trái ngược giữa chủ trương tự do kinh doanh của Anh với
chủ trương can thiệp vào nền kinh tế của Pháp, và vì vậy họ đã phớt lờ một
sự thật là nhà nước Pháp không phải là một nhà nước can thiệp giống như
nhà nước Anh trong một thế kỷ rưỡi từ cuộc cách mạng Pháp cho đến Thế
chiến II.]