Lời giới thiệu cho lần xuất bản ở Việt Nam
Cha mẹ tôi thường kể rằng một trong những bài hát đầu tiên tôi được học
hồi bé ở Hàn Quốc vào thập niên 1960 là bài “Người chiến binh can trường
của Trung đoàn Mãnh Hổ”. Tôi phải hát bài hát này chứ không được học
các bài đồng dao cho tuổi thơ, vì thủa ấy khúc chiến ca này vang lên hàng
ngày trên mọi kênh truyền thông Hàn Quốc, làm lời ngợi ca những người
lính Hàn Quốc dũng cảm bảo vệ thế giới tự do.
Tuy nhiên, thực tế mà tôi nhận thức được khi lớn lên lại phức tạp hơn rất
nhiều. Quyết định tham gia chiến tranh của Hàn Quốc có khi được thúc đẩy
bởi mong muốn kiếm nhiều ngoại tệ bằng cách “xuất khẩu” binh lính.
Thêm nữa, binh lính Hàn Quốc có thể là dũng cảm, nhưng họ cũng là
những kẻ khét tiếng bạo tàn.
Việc Hàn Quốc chiến đấu bên cạnh người Mỹ làm nhiều người nghĩ rằng
Hàn Quốc chỉ là bù nhìn của Mỹ, sẵn sàng làm bất cứ điều gì Mỹ sai bảo,
trong đó có việc áp dụng mô hình kinh tế thị trường tự do, kinh doanh tự
do, và thương mại tự do mà sau Thế chiến II Mỹ đã cố gắng thúc đẩy bằng
mọi cách.
Nhưng thực tế Hàn Quốc đã không phát triển theo mô hình kinh tế của
Mỹ. Hàn Quốc và các nền kinh tế “thần kỳ” khác ở Đông Á – đặc biệt là
Nhật Bản và Đài Loan – đã phát triển kinh tế bằng cách áp dụng thuế xuất
nhập khẩu và các phương tiện bảo hộ thương mại khác, cũng như các
khoản trợ cấp chính phủ, hạn chế về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
và những quy định khác nhằm phát triển các “ngành công nghiệp non trẻ”
của mình, để đương đầu với những đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế
hơn.
Điều thú vị hơn là, như cuốn sách này đã chỉ ra, ngay cả Mỹ cũng không
sử dụng mô hình “Mỹ” khi nước này phải phát triển nền kinh tế của mình.
Trên thực tế, Mỹ chính là nước đã phát minh ra ý tưởng về “nền công
nghiệp non trẻ” – và người phát minh ra thuật ngữ này lại là ông Alexander
Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của nước Mỹ. Thật vậy, cuốn sách