này chỉ ra rằng hầu như tất cả các nước giàu có hiện nay – nước Anh thế kỷ
XVIII, mà Alexander Hamilton đã sao chép, Hàn Quốc cuối thế kỷ XX –
đều đã đạt được sự phát triển kinh tế, trong giai đoạn ban đầu, nhờ vào chủ
trương bảo hộ và nâng đỡ các ngành công nghiệp trẻ non trẻ của chính phủ.
Tác phẩm này cũng nhấn mạnh cách thức mà các nước đó đạt được cái gọi
là những thiết chế “tiêu chuẩn quốc tế”, mà họ yêu cầu các nước đang phát
triển hiện nay áp dụng, sau khi họ đã trở thành những nền kinh tế phát triển,
chứ không phải khi họ còn là những nền kinh tế đang phát triển. Nói cách
khác, những điều các nước giàu có bảo các nước đang phát triển làm khác
xa những thứ họ đã làm khi còn ở trong giai đoạn tương tự như thế trong
quá khứ.
Hiện nay, Việt Nam đang ở một thời điểm vô cùng quan trọng. Trong ba
thập kỷ qua, bất chấp những vết sẹo của mấy thập kỷ chiến tranh phản đế
còn hằn sâu, đất nước đã có những tiến bộ đáng kể về kinh tế. Trong thời
gian này, Việt Nam đã chuyển từ một trong những nước nghèo nhất thế giới
thành một nước có thu nhập trung bình. Đó là một thành tựu đáng tự hào.
Nhưng, Việt Nam vẫn là nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và còn
phải làm rất nhiều điều nếu muốn trở thành một nền kinh tế phát triển thực
sự. Trong quá trình đó, Việt Nam phải vượt qua những sản phẩm “dễ dãi”
mà các bạn đã sản xuất rất thành công trong ba thập kỷ qua – gạo, cà phê,
và các sản phẩm thâm dụng lao động – để chuyển sang những hoạt động
sản xuất và dịch vụ phức tạp hơn.
Trong quá trình đưa sự phát triển kinh tế của mình lên một tầm cao mới,
Việt Nam cần phải có thái độ thận trọng trước học thuyết chính thống về thị
trường tự do, thương mại tự do, đang được các nước giàu có quảng bá, và
cần phải học những bài học đích thực từ lịch sử, mặc dù không thể sao chép
một cách chính xác kinh nghiệm lịch sử. Những bằng chứng lịch sử được
trình bày trong cuốn sách này chỉ ra rằng, sử dụng các lực lượng thị trường
và hội nhập với nền kinh tế thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
các nước đang phát triển, nhưng muốn phát triển kinh tế thành công thì
phải có sự can thiệp một cách hiệu quả của nhà nước và mở cửa nền kinh tế